SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC

Sản xuất phân bón hóa học là một trong những hoạt động quan trọng tại đất nước phát triển mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung điều chỉnh của pháp luật liên quan đến sản xuất phân bón hóa học.

I. Tìm hiểu về sản xuất phân bón hóa học

Theo thống kê từ Cục Bảo vệ Thực vật, tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có 841 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 29,25 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đa phần là phân bón vô cơ (hóa học), chiếm 80% sản phẩm. Năm 2020, sản lượng phân bón sản xuất trong nước đạt 10,5 triệu tấn, trong đó phân bón vô cơ chiếm 7,6 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng phân bón trong nước khoảng 10,5 triệu tấn/năm, bù đắp thiếu hụt bằng nhập khẩu.

Như vậy, có thể thấy ngành sản xuất phân bón hóa học ở nước ta rất có tiềm năng phát triển và hiện đang thể hiện sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế nước nhà.

Quy định pháp luật về sản xuất phân bón hóa học

II. Quy định pháp luật về sản xuất phân bón hóa học

1. Có cần phải xin giấy phép môi trường khi sản xuất phân bón hóa học không?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và mục I.4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì hoạt động sản xuất phân bón hóa học thuộc nhóm dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi dự án sản xuất phân bón hóa học có quy mô, công suất hay các dấu hiệu tương ứng thuộc một trong các nhóm I, nhóm II, nhóm III nêu trên thì mới cần xin giấy phép môi trường.

2. Điều kiện cần đáp ứng để sả n xuất phân bón hóa học hiện nay

Theo quy định tại Điều 41 Luật Trồng trọt 2018, điều kiện để sản xuất phân bón hóa học được quy định như sau:

- Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;

+ Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;

+ Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

+ Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;

+ Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

+ Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Như vậy, để sản xuất phân bón hóa học, cần đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón và thực tế được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như quy định nêu trên.

3. Có cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi sản xuất phân bón hóa học không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 như sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón”.

Như vậy, phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón khi sản xuất phân bón hóa học.

III. Một số thắc mắc về sản xuất phân bón hóa học

1. Muốn phân​​​​​​​ bón hoá học sau khi sản xuất được lưu hành thì cần thủ tục gì?

Theo Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 quy định thì: “Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài”.

Do vậy, phân bón hóa học muốn lưu hành tại Việt Nam phải làm thủ tục xin cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Khi cơ sở sản  xuất phân bón hóa học thay đổi loại phân bón đang sản xuất có được không? Cần phải tuân thủ quy định gì không?

Cơ sở sản xuất phân bón hóa học có quyền thay đổi loại phân bón đang sản xuất. Khi đó, cơ sở sản xuất phân bón hóa học phản thực hiện các thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 130/2022/NĐ-CP) thì khi thay đổi về loại phân bón đang sản xuất, cơ sở sản xuất phân bón cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.

3. Dự án sản  xuất phân bón hóa học có thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường không?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và mục I.4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì hoạt động sản xuất phân bón hóa học thuộc nhóm dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi dự án sản xuất phân bón hóa học có quy mô, công suất hay các dấu hiệu tương ứng thuộc một trong các nhóm I, nhóm II, nhóm III nêu trên thì mới thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoá học hết hạn có được cấp lại không?

4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoá học hết hạn có được cấp lại không? 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và sau khi hết thời hạn thì được cấp lại.

5. Sử dụng Giấ y chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoá học đã hết hạn để tiếp tục sản xuất được không?

Căn cứ theo Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, thì hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn là hành vi vi phạm hành chính về sản xuất phân bón.

Theo đó, tại điểm đ khoản 6 Điều 21 Nghị định số 31/2023/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất phân bón khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn là từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Như vậy, không được sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoá học đã hết hạn để tiếp tục sản xuất.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan sản xuất phân bón hóa học 

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất phân bón hóa học của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm tư vấn dày dặn, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến sản xuất phân bón hóa học. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan