Tài sản trí tuệ là những sản phẩm trí tuệ do chính con người sáng tạo ra. Tài sản này được hình thành thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tài sản trí tuệ có thể kể đến bao gồm:
Có thể thấy, đây là một loại tài sản đặc biệt nên quyền năng của chủ sở hữu đối với loại tài sản này cũng đặc biệt. Để bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam quy định tương tự với các quy định của quốc tế đó là nguyên tắc “tự động sản sinh quyền”, có nghĩa là quyền tác giả phát sinh khi tác phẩm được định hình không cần qua bất kì một thủ tục nào.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo đó, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Tác phẩm thuộc tài sản trí tuệ được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. “Sáng tạo” trong quan hệ pháp luật dân sự về quyền tác giả được coi là việc “sử dụng sức lao động và khả năng suy xét” để tạo ra tác phẩm. Như vậy, sáng tạo là việc tạo ra tác phẩm từ lao động trí óc.
Một người chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi mà người đó trực tiếp sáng tạo, không sao chép của người khác. “Trực tiếp” có nghĩa là chính tác giả đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện ý tưởng và tạo nên tác phẩm. Vì vậy, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả. Cụ thể, một người cung cấp thông tin cho phóng viên viết bài không phải là tác giả của bài báo.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cần lưu ý các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ tài sản trí tuệ bao gồm:
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Tóm lại, để có thể sử dụng, thương mại hóa được tài sản trí tuệ của mình, cá nhân, tổ chức phải đăng ký để được bảo hộ quyền lợi tối đa cho chính mình, cũng như doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn