Quá trình hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài mang lại kết quả khả quan, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giúp tranh thủ khả năng và nguồn lực của nhà đầu tư tại trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam.
Sau tình hình khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid – 19, Việt Nam chắc chắn sẽ là một trong những thị trường đầy tiềm năng để các nhà đầu tư vào đầu tư và hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là một hình thức nhà đầu tư không thể bỏ qua khi tiến hành xâm nhập thị trường Việt Nam. Vì vậy, NPLaw gửi đến quý khách hàng cái nhìn toàn diện về mặt pháp lý về hợp đồng BCC theo quy định pháp luật Việt Nam.
Khái niệm cần biết về BCC.
Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2015 quy định: “hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Như vậy, hợp đồng BCC là từ viết tắt của Business Cooperation Contract. Đây là hình thức đầu tư được quy định trong pháp luật đầu tư của nhiều nước.
BCC là hình thức đầu tư mà theo đó các bên liên kết với nhau thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh không thành lập pháp nhân mới và kết quả kinh doanh được phân chia cho các bên tham gia hợp đồng. Trong quá trình tham gia hợp đồng, các bên vẫn giữ tư cách pháp nhân của mình và nhân danh chính mình để thực hiện hợp đồng.
Về tính chất: Các bên tham gia hợp đồng không bị ràng buộc về mặt tổ chức như hình thức hợp tác liên doanh hoặc thành lập pháp nhân mới. Nhờ đó, các doanh nghiệp tham gia sẽ được độc lập trong tư cách pháp lý của mình giúp chủ động và linh hoạt trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ mà không phải phụ thuộc vào các bên còn lại. Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ tránh những mâu thuẫn trong việc quản lý do không phải tham gia đồng chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế mới nào đó.
Những lợi ích thiết thực dành cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, hợp đồng dạng này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc thành lập và quản trị, vận hành một pháp nhân mới.
Có thể nói, BBC còn góp phần không nhỏ giúp nhà nước nói chung và các nhà đầu tư nói riêng khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng hầu hết các lợi thế trong kinh doanh.
Hạn chế rủi ro khi không thành lập pháp nhân.
Hợp đồng hợp tác BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Tham gia hợp đồng giữa các bên dựa trên các thỏa thuận thống nhất.
Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Trên thực tế, việc soạn thảo và thành lập văn phòng điều hành của của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không hề đơn giản và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nêu trên. NPlaw với đội ngũ luật sư uy tín và có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề khó khăn khi thực hiện hợp đồng này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn