BAO CHE CHO NGƯỜI CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

Che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bởi nó cản trở hoặc gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội và ở một chừng mực nhất định nó còn khuyến khích người phạm tội thực hiện tội phạm, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường các chuẩn mực của xã hội, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm của người có hành vi che giấu. Vậy làm sao để hiểu thế nào là bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật và những vấn đề liên quan xoay quanh về bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật hiện nay

Che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bởi nó cản trở hoặc gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội và ở một chừng mực nhất định nó còn khuyến khích người phạm tội thực hiện tội phạm, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường các chuẩn mực của xã hội, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm của người có hành vi che giấu.

Thực trạng bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật hiện nay

Người có hành vi vi phạm pháp luật thường được bảo che bởi các yếu tố như quyền lợi cá nhân, quyền riêng tư, quyền công bằng trong quá trình điều tra và xử lý vụ việc. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi gây ra hiện tượng bao che cho những người có hành vi vi phạm pháp luật, gây ra sự thiếu minh bạch và công bằng trong quá trình pháp lý.

II. Tìm hiểu về bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

1. Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào?

Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật là việc người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào?

2. Phân biệt bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật và không tố giác tội phạm

Tiêu chí

Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật 

Không tố giác tội phạm

Cơ sở pháp lý

Điều 18 Bộ Luật Hình sự 2015

Điều 19 Bộ Luật Hình sự 2015

Khái niệm 

Bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật là việc người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Không tố giác tội phạm là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.

 

Về ý thức của người phạm tội

Không biết trước hành vi phạm tội và không hứa hẹn gì trước với người phạm tội.

Biết rõ hành vi phạm tội đã, đang hoặc sẽ được thực hiện nhưng vẫn không tố giác với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Về thời điểm phát hiện tội phạm

 

Phát hiện hành vi phạm tội sau khi hành vi đó thực hiện hiện.

Có thể phát hiện hành vi phạm tội trong bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (đã, đang hoặc sẽ được thực hiện)

Về cách thức thực hiện

 

Hành vi che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trở việc xử lý người phạm tội.

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

III. Quy định pháp luật về bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

1. Quy định của Bộ luật hình sự về hành vi bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ Luật hình sự 2015 về hành vi bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật, trường hợp người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

Đồng thời, theo Điều 389 Bộ Luật hình sự 2015 quy định cụ thể về Tội che giấu tội phạm với mức hình phạt tùy theo mức độ sẽ bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Tuy nhiên, khi người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 (quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ Luật hình sự 2015).

Như vậy, che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định là tội phạm trong Bộ Luật hình sự. Cá nhân nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ nêu trên khi thực hiện hành vi che giấu tội phạm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.

2. Các yếu tố cấu thành tội bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

- Khách thể: 

+Tội che giấu tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Theo đó, khách thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và tội che giấu tội phạm nói riêng là quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và hoạt động đúng đắn của của các cơ quan tư pháp.

+Với việc xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan này, hành vi che giấu tội phạm ngoài xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm hại hại đến nhiều quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ. Đó là các quan hệ nhân thân, sở hữu cũng như các quan hệ xã hội khác.

- Mặt khách quan: Hành vi khách quan trong trường hợp này là hành vi một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Người phạm tội có hành vi che giấu một trong các tội đã được liệt kê tại khoản 1 Điều 389 Bộ Luật hình sự 2015.

- Chủ thể: Chủ thể của tội che giấu tội phạm là bất kỳ cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự mà không thuộc trường hợp ngoại lệ.

- Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

IV. Giải quyết các câu hỏi liên quan đến bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

1. Người có hành vi bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định mức xử phạt tội che giấu tội phạm:

“Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Như vậy, người có hành vi che giấu tội phạm nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Trường hợp nào bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử lý hình sự?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định che giấu tội phạm:

“Che giấu tội phạm

...

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Như vậy, người có hành vi che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, những đối tượng trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu che giấu người phạm tội phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cụ thể các tội sau:

+Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015.

+Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.

+Tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015.

+Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015.

+Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

+ Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội quy định tại Điều 115 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội phá rối an ninh quy định tại Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội chống phá cơ sở giam giữ quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015.

V. Vấn đề bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: PHP Startup: Unable to load dynamic library 'pdo_mysql.so' (tried: /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so: cannot open shared object file: No such file or directory), /opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so (/opt/alt/php72/usr/lib64/php/modules/pdo_mysql.so.so: cannot open shared object file: No such file or directory))

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: