Bí Quyết An Toàn Trong Thuê Khoán Tài Sản

I. Nhu cầu thuê khoán tài sản hiện nay

Nhu cầu thuê khoán tài sản hiện nay tăng mạnh do nhiều doanh nghiệp và cá nhân muốn tối ưu chi phí, linh hoạt trong sử dụng tài sản mà không cần sở hữu. Sự phát triển kinh tế, giá bất động sản cao, và xu hướng tiêu dùng mới thúc đẩy thuê khoán văn phòng, nhà ở, thiết bị, và các tài sản khác. Các mô hình chia sẻ và thay đổi thói quen tiêu dùng cũng góp phần làm nhu cầu này trở nên phổ biến hơn.

II. Quy định pháp luật về thuê khoán tài sản

1. Thuê khoán tài sản là gì?

Căn cứ theo Điều 483, Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng thuê khoán như sau: 

“Điều 483. Hợp đồng thuê khoán tài sản

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”

Như vậy, hiểu một cách đơn giản Thuê khoán tài sản là hình thức hợp đồng trong đó một bên (bên cho thuê) giao cho bên kia (bên thuê) quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định và đổi lại sẽ nhận được khoản thù lao. Khác với hợp đồng cho thuê thông thường, thuê khoán tài sản cho phép bên thuê sử dụng tài sản để sản xuất, kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận.

2. Thuê khoán tài sản có cần phải ký hợp đồng không

Theo quy định tại Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê khoán tài sản cần được ký kết để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng này sẽ quy định các điều khoản cụ thể như tài sản cho thuê, thời hạn thuê, giá thuê, quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê, cũng như các biện pháp giải quyết tranh chấp nếu có.

Việc ký hợp đồng thuê khoán tài sản là rất quan trọng vì nó giúp tránh rủi ro pháp lý, tạo cơ sở để giải quyết các vấn đề/tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Tuy nhiên, việc hợp đồng thuê khoán tài sản có bắt buộc phải công chứng hay không còn phụ thuộc vào từng loại tài sản thuê và quy định cụ thể của pháp luật.

Điều 188 Luật Đất đai 2024: Quy định về các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm các điều kiện, thủ tục, và quyền lợi liên quan đến việc chuyển nhượng giữa các bên tham gia giao dịch.

  • Nếu tài sản thuê khoán là đất đai hoặc nhà ở, hợp đồng thuê khoán cần được công chứng, chứng thực.

Việc công chứng hợp đồng thuê khoán tài sản có thể là bắt buộc đối với các loại tài sản như bất động sản (đất đai, nhà ở), hoặc khi một bên yêu cầu. Tuy nhiên, nếu tài sản thuê khoán là động sản thông thường (như máy móc, phương tiện), thì hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, trừ khi các bên có yêu cầu.

3. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán được quy định tại Điều 484 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định này thì đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

III. Giải đáp một số câu hỏi về thuê khoán tài sản

1. Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng thuê khoán tài sản đúng không?

Thời hạn thuê khoán được quy định tại Điều 485 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hạn thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Theo quy định này thì thời hạn thuê khoán sẽ do các bên thỏa thuận.

Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

2. Trường hợp nào không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 492 BLDS 2015 thì trong trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

3. Hợp đồng thuê khoán tài sản chi tiết gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Những nội dung cơ bản cần trong hợp đồng thuê khoán tài sản bao gồm:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Giá thuê khoán;
  • Thời hạn thuê khoán;
  • Phương thức giao tài sản thuê khoán và phương thức trả tiền thuê khoán;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoán và bên thuê khoán;
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng

Nội dung quan trọng nhất: Đối tượng thuê khoán (Tài sản cho thuê)

Lý do đây là nội dung quan trọng nhất vì tài sản chính là đối tượng của hợp đồng và là yếu tố trung tâm quyết định đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Mô tả chi tiết về tài sản sẽ giúp tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình thuê, vì cả hai bên sẽ có cơ sở để đánh giá tình trạng tài sản khi nhận và trả lại. Việc quy định rõ ràng tài sản thuê khoán cũng tạo điều kiện để xác định trách nhiệm khi xảy ra hư hỏng, mất mát, hay tranh chấp về quyền sở hữu.

4. Bên thuê khoán có phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán?

Căn cứ Điều 488 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên thuê khoán thường phải trả đủ tiền thuê ngay cả khi không khai thác công dụng của tài sản thuê khoán, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 

5. Thời gian thuê khoán là bao lâu trong trường hợp các bên thỏa thuận không rõ?

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ về thời gian thuê khoán tài sản, thời gian thuê sẽ được xác định theo quy định tại Điều 485 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hạn thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

Theo quy định này thì thời hạn thuê khoán sẽ do các bên thỏa thuận.

Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.

6. Có phải thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản?

Theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán tài sản.

Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thuê khoán tài sản

Dịch vụ tư vấn pháp lý về thuê khoán tài sản tại NP Law giúp bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia. Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, NPLaw cam kết cung cấp giải pháp hiệu quả và an toàn, đảm bảo hợp đồng thuê được thực hiện đúng quy định. Đầu tư vào tư vấn pháp lý tại NPLaw sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa giá trị tài sản thuê của mình.

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan