Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách những vấn đề gì và những vướng mắc liên quan xoay quanh về Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? Vai trò? Nhiệm vụ?
Theo Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP có quy định, cụ thể:
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
.jpg)
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng, trong công tác quản lý nhà nước nói chung. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý chung với vai trò là một Bộ như các Bộ khác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước thì pháp luật hiện hành còn trao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực cụ thể về tài nguyên và môi trường như: quản lý về đất đai, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản, môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, viễn thám, công tác kiểm tra, thanh tra,...
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Về đất đai
- Về tài nguyên nước
- Về địa chất và khoáng sản
- Về môi trường
- Về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Về khí tượng thủy văn
- Về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý
- Về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Về biến đổi khí hậu
- Về viễn thám
- Thu thập, thu nhận, tổng hợp, xử lý, xây dựng, quản lý, bảo quản, lưu trữ, cập nhật, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường; công bố, xuất bản, cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường; hướng dẫn, kiểm tra về công tác thu thập, quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm kê, lưu trữ tư liệu, số liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ; quản lý đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức ký kết điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ký kết các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
- Quản lý, tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi số, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; triển khai các giải pháp công nghệ số trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố tài nguyên và môi trường, cảnh báo sớm thiên tai; phát triển Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng, quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin: hạ tầng số, nền tảng số, nền tảng dữ liệu, dịch vụ số về tài nguyên và môi trường quốc gia; tích hợp, kết nối, phân tích, xử lý và công bố, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường theo quy định.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình, kế hoạch tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công và các cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công, thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ.
- Quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
- Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc bộ quản lý theo quy định; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.
- Kiểm tra, thanh tra; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của tổ chức, công dân; giải quyết tố cáo của cá nhân; tổ chức các hoạt động giám định tư pháp, định giá trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được cấp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
II.Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường nằm ở đâu?
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường nằm ở thành phố Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.
III.Cấp lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2000 cho đến hiện tại
Danh sách các cấp lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2000 cho đến hiện tại như sau:
STT
|
Họ và tên
|
Ngày sinh
|
Nhiệm kỳ
|
Thời gian tại nhiệm
|
Ghi chú
|
1
|
Mai Ái Trực
|
11 tháng 5 năm 1946
|
5 tháng 8 năm 2002
|
28 tháng 6 năm 2006
|
3 năm, 327 ngày
|
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đầu tiên
|
2
|
Phạm Khôi Nguyên
|
7 tháng 7 năm 1950
|
28 tháng 6 năm 2006
|
3 tháng 8 năm 2011
|
5 năm, 36 ngày
|
|
3
|
Nguyễn Minh Quang
|
15 tháng 10 năm 1953
|
3 tháng 8 năm 2011
|
8 tháng 4 năm 2016
|
4 năm, 249 ngày
|
|
4
|
Trần Hồng Hà
|
19 tháng 4 năm 1963
|
9 tháng 4 năm 2016
|
22 tháng 5 năm 2023
|
7 năm, 43 ngày
|
Kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ
|
5
|
Đặng Quốc Khánh
|
2 tháng 9 năm 1976
|
22 tháng 5 năm 2023
|
nay
|
90 ngày
|
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang
|
IV. Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách xử lý những vấn đề gì?
Dựa trên cơ sở nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ có trách nhiệm phụ trách xử lý và quản lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường, cụ thể như:
- Quy hoạch, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, biển, động vật, thực vật và các tài nguyên khác.
- Quản lý và bảo vệ môi trường: Bao gồm quản lý chất thải, ô nhiễm nhiễm không khí, ô nhiễm nước, quản lý rừng, quản lý biển, quản lý đất đai, quản lý rừng và các vấn đề môi trường khác.
- Định hướng và phát triển khai báo chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường: Bộ Tài nguyên môi trường định hướng và phát triển các chính sách, luật liên quan đến tài nguyên và môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vệ môi trường.
- Quản lý và phân phối công tác quốc tế về tài nguyên và môi trường: Bộ Tài nguyên môi trường đại diện cho Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế về tài nguyên và môi trường, tham gia các diễn đàn và hợp tác với các tổ chức tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.
Tóm lại, Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách các vấn đề liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhằm đảm bảo sự bền vững và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đất nước.
.jpg)
V. Các văn bản Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Theo khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ về pháp luật là:
- Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
- Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường được ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
VI. Hướng dẫn cách thức liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết - Hà Nội
Điện thoại: (0243) 7956868 - Fax: (0243) 8359221
Email: portal@monre.gov.vn Email nhận tin, bài: banbientap@monre.gov.vn
Website: www.monre.gov.vn
VII. Cần lưu ý gì khi liên hệ Bộ Tài nguyên và Môi trường
Khi liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, có một số điểm cần lưu ý để đảm bảo hiệu quả trong việc giao tiếp và giải quyết các vấn đề, dưới đây là những điểm quan trọng mà bạn nên chú ý:
- Hiểu rõ vấn đề: Trước khi tiếp xúc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần nắm vững thông tin và hiểu rõ vấn đề bạn muốn thảo luận hoặc gửi phản ánh. Tìm hiểu về cơ quan, chính sách và quy định liên quan để có cái nhìn tổng quan
- Chuẩn bị tài liệu: Hãy chuẩn bị các tài liệu, bằng chứng hoặc thông tin cụ thể để tăng tính thuyết phục và minh bạch cho yêu cầu của bạn. Tài liệu cung cấp dữ liệu hợp pháp và khoa học sẽ được xem trọng và giúp tăng khả năng thành công.
- Định rõ mục tiêu: Xác định mục tiêu của cuộc gặp hoặc thông điệp bạn muốn truyền đạt. Có một kế hoạch và cách tiếp cận rõ ràng sẽ giúp bạn nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả.
- Tôn trọng quy trình: Bộ Tài nguyên và Môi trường thường có quy trình riêng để xử lý các yêu cầu và phản ánh của công chúng. Hãy tôn trọng quy trình này và tuân thủ các quy định liên quan. Điều này giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề và duy trì mối quan hệ tốt với cơ quan.
- Liên hệ đúng người: Xác định đúng người trong Bộ Tài nguyên và Môi trường để liên hệ. Tìm hiểu thông tin liên lạc và cách gửi yêu cầu hoặc phản ánh. Gửi thông điệp của bạn đến người chịu trách nhiệm có thể giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Lưu ý hồi đáp: Khi gửi yêu cầu hay phản ánh, theo dõi việc bạn đã liên hệ và nhớ kiểm tra lại hồi đáp từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nếu không nhận được phản hồi, bạn có thể theo dõi lại hoặc liên lạc trực tiếp để được hỗ trợ.
- Giữ tinh thần xây dựng: Trong quá trình liên hệ, duy trì tinh thần xây dựng và chuẩn mực giao tiếp. Tránh tranh cãi hoặc đe dọa và ưu tiên giải quyết các vấn đề bằng cách hợp tác và thảo luận xây dựng.
Lưu ý những điểm này khi liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong việc trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề hoặc gửi phản ánh của mình.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về những vấn đề liên quan đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn