Làm đẹp luôn là vấn đề được mọi người quan tâm trong thời đại ngày nay. Vì thế mà các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, cơ sở làm đẹp… phát triển ra đời hàng trăm, hàng nghìn phương pháp giúp mọi người muốn sở hữu được vẻ đẹp như mong muốn. Tuy nhiên, việc phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp cũng không ít xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc. Cho nên tìm hiểu về bồi thường thiệt hại phẫu thuật thẩm mỹ khi xảy ra sai sót là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người. Vì vậy, những lưu ý khi bồi thường thiệt hại phẫu thuật thẩm mỹ là việc hết sức quan trọng trong quá trình xử lý những vụ việc không đáng có.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu làm dịch vụ thẩm mỹ không đúng như quảng cáo là như thế nào? Dịch vụ thẩm mỹ được hiểu là các dịch vụ làm đẹp cho con người ví dụ như: chăm sóc da, phun xăm lông mày… Trong đó, làm dịch vụ thẩm mỹ không đúng như quảng cáo là “thổi phồng” sự thật, quảng cáo gian dối dịch vụ mà cơ sở kinh doanh hiện có.
Cơ sở thẩm mỹ cần có giấy phép kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền ban hành
Căn cứ theo "khoản 7 điều 6 Luật khám chữa bệnh 2009" về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh : “Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.” Theo đó, sau khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cho rằng cơ sở khám chữa bệnh thực hiện không đúng theo thỏa thuận ban đầu, dịch vụ không phù hợp, không đúng với số tiền bỏ ra, gây ảnh hưởng sức khỏe, tài sản của họ thì khách hàng có quyền khiếu nại, tố cáo lên Sở Y tế trực thuộc, đồng thời khởi kiện đòi toàn bộ tiền hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo bộ "luật Dân sự (BLDS) 2015”,
Ví dụ như quảng cáo sai sự thật về ngành nghề liên quan đến thẩm mỹ, làm ảnh hưởng đến khách hàng. Có thể kể đến như quảng cáo liệu trình giảm 10kg trong vòng 30 ngày, đây được coi là một hình thức quảng cáo gian dối, không đúng sự thật vì việc giảm cân còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, nếu việc giảm cân quá nhanh chóng như vậy dẫn đến tình trạng gây hại cho sức khỏe khách hàng…
Căn cứ vào "khoản 20, Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP" quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có đưa ra khái niệm về kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như sau: “Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng của con người.”
Trường hợp về việc bồi thường thiệt hại phẫu thuật thẩm mỹ khi xảy sự cố sai sót, ta cần xác định được trách nhiệm của cơ sở đã làm phẫu thuật thẩm mỹ cho bạn. Điều này được thể hiện thông qua các điều khoản trong hợp đồng giữa bạn và thẩm mỹ viện thế nào. Cụ thể:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động không?
- Áp dụng thiết bị máy móc gì khi phẫu thuật?
- Trình độ chuyên môn của bác sĩ ra sao?
- Tỉ lệ rủi ro, biến chứng có thể gặp phải thế nào?
- Chế độ cam kết bảo hành sau phẫu thuật thẩm mỹ có không?
Trong trường hợp cơ sở thẩm mỹ có lỗi thì phải bồi thường 1 phần hoặc toàn bộ thiệt hại cho khách hàng. Việc xác định người hành nghề có sai sót hay không theo "Điều 73 Luật Khám chữa bệnh năm 2009" quy định như sau:
Người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi:
- Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
- Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
- Xâm phạm quyền của người bệnh.
Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được hội đồng chuyên môn quy định và thuộc một trong các trường hợp:
- Đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng vẫn xảy ra tai biến đối với người bệnh;
Người tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ cần có một trình độ chuyên môn nhất định, giấy phép hành nghề mà pháp luật đã quy định
- Trong trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kỹ thuật, thiếu người hành nghề theo quy định của pháp luật mà không thể khắc phục được hoặc bệnh đó chưa có quy định chuyên môn để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh; các trường hợp bất khả kháng khác dẫn đến xảy ra tai biến đối với người bệnh.
Bồi thường thiệt hại phẫu thuật thẩm mỹ căn cứ theo "Điều 76 Luật Khám chữa bệnh", trong trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật theo "Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015". Theo đó, thẩm mỹ viện sẽ phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại);
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại);
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần là do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Về cách thức xử lý tranh chấp khám chữa bệnh, điều 80 luật khám chữa bệnh quy định các bên có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung của tranh chấp; trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại tòa án theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh theo "Điều 315 Bộ luật hình sự 2015" sửa đổi, bổ sung 2017).
Cần phải xác định ở đây người hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ có sai sót và không có sai sót hay không. Nếu mà sai sót dẫn đến tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ ta căn cứ theo "Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015" sửa đổi bởi "khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017" như sau: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: trong đó điểm a khoản này quy định là làm chết người phạt từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ vào các "Điều 584, 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015", người có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy, người vi phạm quy định về khám chữa bệnh phải bồi thường cho nhân thân của người bị tử vong. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định bao gồm: Chi phí cấp cứu; Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại và của người thăm nuôi; Chi phí mai táng; Chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm…
Trước hết, bạn cần tìm hiểu xem cơ sở thẩm mỹ tiến hành phẫu thuật có đầy đủ giấy phép hoạt động hay không vì một cơ sở thẩm mỹ phải có giấy phép thành lập và được cấp phép hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ mới có quyền phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng. Sau đó, xem xét các điều khoản trong hợp đồng có phù hợp hay không, có các điều kiện về bảo hành nếu như làm sai sót không…để xác định trách nhiệm của cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu cảm thấy mũi bị lệch hẳn sang một bên, bị sụp sống mũi là do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh của thẩm mỹ viện gây ra thì căn cứ theo "Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009", bạn có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện để được giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh (được quy định tại "Chương 7, từ Điều 73 đến Điều 80"). Bạn có thể tiến hành làm đơn yêu cầu người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh giải quyết. Trường hợp người đứng đầu cơ sở giải không thỏa đáng thì bạn có quyền yêu cầu tiếp lên Sở Y tế hoặc Bộ Y tế.Trong quá trình giải quyết cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế hoặc Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong việc phẫu thuật thẩm mỹ. Trường hợp vẫn không đồng ý với kết luận của hội đồng chuyên môn thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – hãng luật Nplaw với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và quy trình triển khai nhanh chóng, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thực hiện việc bồi thường thiệt hại phẫu thuật thẩm mỹ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn