Dầu nhớt là nguyên liệu không thể thiếu cho các loại phương tiện giao thông, máy móc thiết bị phục vụ cho việc vận hành cuộc sống của cong người. Do đó, nếu sử dụng dầu nhớt giả mạo kém chất lượng, lâu dần các loại máy sử dụng cũng sẽ bị hư hỏng thậm chí dẫn đến cháy nổ. Do đó, pháp luật có một số quy định để ngăn chặn hành vi buôn bán dầu nhớt giả.
Dầu nhớt giả là gì và nhận biết như thế nào? Pháp luật có những quy định ra sao nhằm ngăn chặn việc buôn bán dầu nhớt giả? Quý Khách hàng hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
1. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự);
2. Nghị định 98/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2020 Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi là Nghị định 98/2020/NĐ-CP).
Dầu nhớt cũng là một mặt hàng được nhiều đối tượng làm giả nhằm mục đích kiếm nhiều lợi nhuận. Điển hình vào tháng 11/2022, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán hàng trăm chai dầu nhớt giả nhãn hiệu Castrol. Điều này dấy lên tình trạng đáng quan ngại của thị trường dầu nhớt khi các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng đang trôi nổi trên thị trường.
Dầu nhớt giả là sản phẩm làm giả mạo thương hiệu dầu nhớt, sử dụng thành phần là các tạp chất giá rẻ pha vào một lượng dầu nhớt gốc. Dầu nhớt giả được đóng gói giống với dầu nhớt thật và được bán ra thị trường với giá bằng hoặc thấp hơn dầu nhớt thật còn chất lượng thì vô cùng kém.
Dầu nhớt giả có thể được nhận biết qua một số đặc điểm như sau:
- Về bao bì:
+ Dầu nhớt giả được đóng trong chai, bình cũ, lỏng lẻo, lem nhem do đã qua sử dụng nhiều lần, bình bóp không căng, nắp vặn không chặt do công nghệ đóng nắp lại thủ công;
+ Chữ, ảnh trên nhãn chai nhòe, mờ, nhãn có dấu hiệu rách, bong tróc,...
- Về sản phẩm dầu nhớt bên trong: Màu nhớt giả nhìn sẽ đậm màu hơn và sẽ có mùi khét, trong khi đó nhớt thật màu sắc sẽ sáng và có mùi hương đặc trưng của nhiên liệu.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi buôn bán dầu nhớt giả sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc số lượng hàng hóa và giá trị tương ứng giữa hàng giả và hàng thật. Mức phạt thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất lên đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, hình phạt thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng giả nhập khẩu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm.
Pháp luật hiện hành quy định hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử lý hình sự dựa vào mức độ, tính chất của tội phạm, số lợi bất chính,... mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt tù thấp nhất là 01 năm và cao nhất là 15 năm. Pháp nhân thực hiện hành vi thì bị phạt tiền thấp nhất là 1.000.000.000 đồng và cao nhất là 6.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn.
Xoay quanh vấn đề buôn bán dầu nhớt giả có một số câu hỏi được NPLaw giải đáp như sau:
Việc buôn bán dầu nhớt giả sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ, tính chất nghiêm trọng của hành vi. Riêng về số dầu nhớt giả sẽ được xử lý bằng hình thức tịch thu và tiêu hủy vì đây là tang vật trong vụ án theo quy định của pháp luật.
Tài sản thu lợi bất chính từ buôn bán dầu nhớt giả sẽ được cá nhân, tổ chức vi phạm nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền. Tài sản này được hiểu theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành là vật, tiền, giấy tờ có giá là tài sản hữu hình. Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp.
Buôn bán dầu nhớt giả với quy mô và số lượng càng lớn, tính chất hành vi càng nghiêm trọng, số tiền thu lợi bất chính càng nhiều thì người thực hiện hành vi càng có khả năng bị phạt tù với mức phạt càng cao, cao nhất là phạt tù đến 15 năm và ngoài ra có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) hiện có cung cấp dịch vụ pháp lý nói chung và tư vấn về vấn đề buôn bán dầu nhớt giả nói riêng. Quý Khách hàng có mong muốn được nghe tư vấn cũng như được Luật sư hướng dẫn giải quyết các vụ việc có liên quan đến buôn bán dầu nhớt giả vui lòng liên hệ với NPLaw để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các quy định pháp luật cụ thể. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về buôn bán dầu nhớt giả. Đây là vấn đề có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, sự ổn định của thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng. Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn