BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÀ LƯƠNG THỰC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Buôn bán hàng giả là lương thực là một trong những hành vi bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm. Vậy buôn bán hàng giả là lương thực bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

I. Thực trạng về buôn bán hàng giả là lương thực hiện nay

Hàng giả là lương thực, hàng lương thực kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu.

Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phổ biến ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.

Như vậy, thực trạng buôn bán hàng giả là lương thực hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Do đó, người tiêu dùng cần lựa chọn những nơi mua hàng uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

II. Tìm hiểu về buôn bán hàng giả là lương thực là gì?

Hàng giả là lương thực, thực phẩm được hiểu là sản phẩm mà con người ăn, uống hoặc các chất chủ định đưa vào thực phẩm được sản xuất và buôn bán trái pháp luật, không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên hoặc có một trong các chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa, gây thiệt hại cho lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng. 

III. Quy định của pháp luật về buôn bán hàng giả là lương thực

1. Cơ sở pháp lý

Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); 

2. Xử lý hình sự về tội buôn bán hàng giả là lương thực

Theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội buôn bán hàng giả là lương thực sẽ bị xử lý như sau:

- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  •  Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Buôn bán qua biên giới;
  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  •  Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tùy vào mức độ phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt với khung hình phạt tù thấp nhất là 02 năm và khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán hàng giả là lương thực tùy vào trường hợp phạm tội cụ thể mà có thể bị phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động.

3. Các dấu hiệu pháp lý về để cấu thành tội buôn bán hàng giả là lương thực

- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (động cơ vì vụ lợi).

- Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe  (như gây ra ngộ độc dẫn đến chết người hoặc tổn hại sức khoẻ) của người khác;

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi: Làm ra sản phẩm là lương thực thực phẩm có kiểu dáng, nhãn mác như kiểu dáng, nhãn mác của hàng hóa do một cơ sở sản xuất khác đã đăng ký kinh doanh và được chấp nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người phạm tội có thể tạo ra hoàn chỉnh một sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm giả với chất lượng thấp hơn, ngang bằng hay tốt hơn hàng thật đã được đăng ký chất lượng. Bên cạnh đó là hành vi buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm và phụ gia thực phẩm, mua đi bán lại thu lợi bất chính. Người phạm tội chỉ cần có hành vi mua hàng giả để bán kiếm lời cũng cấu thành tội buôn bán hàng giả, không cần thực hiện hết cả hai hành vi mua – bán hàng giả.

+ Đối tượng: Mặt khách quan của tội phạm này về hàng giả là lương thực. Lương thực: gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn và lương thực đã qua chế biến như mì sợi, mì ăn liền

+ Hậu quả:

Về hậu quả mặc dù thực tế hậu quả của việc sản xuất, buôn bán hàng giả nêu trên gây hậu quả rất lớn, làm thiệt hại kinh tế của người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên dấu hiệu này không phải là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội này (mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt).

IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến buôn bán hàng giả là lương thực

1. Tố giác hành vi buôn bán hàng giả là lương thực ở đâu?

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC , cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm ồm:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Theo đó, người bị hại có thể làm Đơn tố giác hành vi buôn bán hàng giả là lương thực gửi tới một trong các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn nêu trên để tố giác hành vi buôn bán hàng giả là lương thực.

2. Tội buôn bán hàng giả là lương thực có bị đi tù không?

Theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tùy vào mức độ phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt với khung hình phạt tù thấp nhất là 02 năm và khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Pháp nhân thương mại có hành vi buôn bán hàng giả là lương thực tùy vào trường hợp phạm tội cụ thể mà có thể bị phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động.

3. Tài sản thu lợi bất chính từ buôn bán hàng giả là lương thực được xử lý ra sao?

Tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: 

Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; 

Do đó, tài sản thu lợi bất chính từ buôn bán hàng giả là lương thực sẽ bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. 

4. Buôn bán hàng giả là lương thực bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Khi có đủ các dấu hiệu pháp lý thì người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm" được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

V. Vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả là lương thực có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Đến với NPLaw, đội ngũ luật sư sẽ cung cấp các dịch vụ tốt nhất khi bạn muốn tư vấn các vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả là lương thực:

  • Tư vấn về mức hình phạt liên quan đến buôn bán hàng giả là lương thực;
  • Tham gia bào chữa tại phiên tòa nếu khách hàng có hành vi buôn bán hàng giả là lương thực;

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan