Trong những năm gần đây, hoạt động buôn lậu thuốc lá đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng và đầy thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Không chỉ gây thất thoát nguồn thu ngân sách, buôn lậu thuốc lá còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và trật tự xã hội. Cùng NP LAW tìm hiểu buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử lý như thế nào
Hoạt động buôn lậu thuốc lá hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp và có nhiều diễn biến mới. Các đối tượng buôn lậu không chỉ lợi dụng địa bàn vùng biên giới mà còn mở rộng hoạt động đến các thành phố lớn và khu vực nội địa. Số lượng thuốc lá nhập lậu ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, từ việc giả danh các thương nhân hợp pháp, sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng cho đến việc lợi dụng công nghệ thông tin để qua mặt các cơ quan chức năng.
Trước tình hình này, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp liên ngành để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu thuốc lá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị trường trong nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), thì buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, vi phạm pháp luật về hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý và đá quý.
Mặc dù biết thuốc lá gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng số người hút thuốc và nghiện thuốc lá vẫn luôn ở mức cao. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà sản xuất đã cung cấp rất nhiều dạng thuốc lá trên thị trường. Dưới đây là những dạng thuốc lá có mặt trên thị trường::
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, thuốc lá được định nghĩa là sản phẩm được làm từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến thành các dạng như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
Vì vậy, có thể hiểu rằng "buôn lậu thuốc lá" là hành vi nhập khẩu, vận chuyển và kinh doanh thuốc lá một cách trái phép, không qua sự giám sát của cơ quan chức năng và không nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Thuốc lá nhập lậu thường không có đầy đủ các giấy tờ, chứng từ hợp lệ hoặc giấy phép, và không tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng. Điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), những cá nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động buôn lậu thuốc lá sẽ phải đối mặt với các hình thức xử lý sau:
3.1 Xử phạt hành chính:
Đối với những trường hợp vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền và tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm. Mức phạt tiền sẽ được xác định dựa trên giá trị của thuốc lá buôn lậu và mức độ vi phạm. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Ngoài hành vi buôn bán, mức phạt trên cũng áp dụng cho các hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì mức phạt tiền gấp đôi mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
3.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi theo khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) bị xử phạt như sau:
Theo đó, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu tùy thuộc số lượng mà có mức hình phạt khác nhau
Căn cứ khoản 2, Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP như sau:
Căn cứ tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá trình tự cấp giấy phép bán buôn như sau:
2.1 Nộp hồ sơ:
2.2 Xét duyệt hồ sơ:
2.3 Kết quả hồ sơ:
Theo khoản 1, Điều 9 về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định như sau: “Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu”. Như vậy kinh doanh thuốc lá nhập khẩu từ nước ngoài, nếu bị xác định là thuốc lá giả hoặc thuốc lá điếu nhập lậu, được xem là hành vi nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Căn cứ theo điểm b khoản 1, khoản 3 Điều 9 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau “Gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển bưu gửi chứa vật phẩm, hàng hóa cấm sử dụng hoặc cấm lưu thông theo quy định của pháp luật thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng”
Khi bị kiểm tra hoặc bắt giữ khi buôn lậu thuốc lá, hãy bình tĩnh và hợp tác cung cấp thông tin với cơ quan chức năng. Tiếp theo yêu cầu sự hỗ trợ từ một luật sư để được tư vấn và bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là nội dung bài viết buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề thuốc lá hay các vấn đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn