CÁCH TRA CỨU GIẤY CÔNG BỐ SẢN PHẨM

 Trên thị trường kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số yêu cầu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chẳng hạn như kinh doanh thực phẩm cầ có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngành thực phẩm từ xưa đến nay là vấn đề được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người khi các sản phẩm này không đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Mỗi sản phẩm thực phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về chính sản phẩm đó. Và việc này được pháp luật hợp thức hòa bằng việc quy định công bố các sản phẩm.

 I. Khái niệm

  • Công bố sản phẩm chính là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm:
  • Đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm: 
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
  • Như vậy, theo quy định thì tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục Công bố sản phẩm hoặc Đăng ký bản công bố sản phẩm theo như khái niệm đã nêu tại khái niệm trên

II. Cách tra cứu giấy công bố sản phẩm

Tùy thuộc vào từng loại và hình thức công bố sản phẩm mà sẽ có các địa chỉ tra cứu khác nhau, một số địa chỉ tra cứu hồ sơ công bố mà NPLaw tổng hợp kèm theo hướng dẫn tra cứu giấy công bố sản phẩm:

  • Website tra cứu bản tự công bố sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 1: Truy cập vào trang Bản quản lý an toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh theo đường link http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 2: Tại mục “Tra cứu thông tin” bấm chọn “DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP TỰ CÔNG BỐ”

Bước 3: Nhập các từ khóa cần tìm và bấm chọn “Tìm”

  • Website tra cứu bản đăng ký công bố sản phẩm: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/

Bước 1: Truy cập vào trang Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo đường link https://nghidinh15.vfa.gov.vn/

Bước 2: Tại mục “TRA CỨU” bấm chọn “HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM”

Bước 3: Nhập các từ khóa cần tìm và bấm chọn “Tìm kiếm”

III. Quy trình, thủ tục công bố sản phẩm

a) Thành phần hồ sơ

  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm:
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm
  • Hồ sơ đăng ký tiếp nhận công bố sản phẩm:
  • Bản đăng ký công bố sản phẩm
  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm
  • Hướng dẫn sử dụng, giấy tờ chứng minh công dụng
  • Một ý yêu cầu khác tùy từng sản phẩm cụ thể

b) Trình tự thực hiện

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại: 
  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

c) Thời gian thực hiện

  • Giấy tự công bố sản phẩm: 01 – 05 ngày
  • Giấy đăng ký tiếp nhận bản công bố sản phẩm: 15 – 20 ngày

Thời gian chưa bao gồm việc xây dựng hồ sơ, lên chỉ tiêu là kiểm nghiệm sản phẩm

IV. Dịch vụ công bố sản phẩm tại NPLaw

  • Theo quy định của pháp luật về việc vi phạm công bố sản phẩm như sau: 

“Điều 20. Vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm:

a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật;

d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025;

đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;

b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

V. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

VI. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này;

c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;

b) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm mà không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

  • Để tránh bị phạt vi phạm chính tại các trường hợp trên, hoặc doanh nghiệp không biết được các chỉ tiêu sản phẩm cần phải nghiệm, thủ tục rườm ra ảnh hưởng đến thời gian hoạt động kinh doanh nghiệp thì cần phải thông qua một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và hiểu rõ được các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan