Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu phổ biến hiện nay

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một loại hình bảo hiểm rất phổ biến hiện nay. Bảo hiểm này đảm bảo an toàn cho các hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Vậy thế nào là bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu? Lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu là gì? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu

Hiện nay, để đảm bảo các giá trị cho hàng hóa xuất khẩu khi sử dụng dịch vụ vận chuyển thì khách hàng có thể tiến hành mua các loại bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu. Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu là sự cam kết bồi thường của đơn vị bảo hiểm đối với hàng hóa nếu chẳng may hàng hóa gặp những thiệt hại, mất mát, rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu tuy không phải là biện pháp đề phòng hoàn toàn trước mọi rủi ro, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực tài chính đối với bên mua khi xảy ra sự cố. Đặc biệt, khi vận chuyển lượng hàng hóa lớn liên quan đến giá trị cao, khả năng mất mát nếu có tai nạn là rất lớn. 

Thực trạng liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu

II. Các quy định liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu

1. Thế nào là bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu?

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là hình cam kết bồi thường của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm về những tổn thất, hư hỏng của đối tượng được bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện là người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.

Trong quá trình vận tải hàng hoá xuất khẩu, hàng hóa vận chuyển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng, mất mát về hàng hoá như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ. mất tích, không giao hàng.... Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh.

2. Ý nghĩa của bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một loại bảo hiểm nhằm bảo vệ cho các hàng hóa được vận chuyển qua các đường biên giới, đường hàng hải và đường hàng không. 

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu mang ý nghĩa đảm bảo an toàn cho các hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, các khu vực khác nhau có thể gặp phải nhiều rủi ro như va chạm, mất mát, hư hỏng do thời tiết, hoặc thậm chí là tai nạn giao thông. Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sẽ trả tiền bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp xảy ra các sự cố như vậy. 

 Ý nghĩa của bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

3. Điều kiện để được kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Theo Điều 64 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì điều kiện chung cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:

+ Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định;

+ Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.

-  Điều kiện về vốn:

+ Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;

+ Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

- Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định.

- Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu

1. Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu phổ biến là gì?

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu đa dạng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ cho cá nhân và doanh nghiệp tham gia gửi hàng quốc tế. Tùy thuộc vào loại hình hàng hóa và phương tiện vận chuyển, khách hàng có thể chọn loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu:

+Bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

+Bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường bộ.

+Bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không.

+Bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường sắt

Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu phổ biến là gì?

2. Lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu là gì?

Khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, người mua cần lưu ý những vấn đề sau:

-Điều kiện hợp đồng: người mua bảo hiểm phải xem xét kỹ những điều khoản và điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của hai bên,...

-Chi phí và mức độ bảo hiểm: Cần quan tâm đến số tiền bảo hiểm và các chi phí liên quan.

-Loại hàng hóa được bảo hiểm

-Nơi nhận bồi thường: Cần biết rõ nơi sẽ nhận được bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất.

-Điều khoản loại trừ: Trong hợp đồng phải nêu rõ những điều khoản loại trừ, cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng.

3. Lợi ích khi mua bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu?

Việc vận chuyển hàng hóa khi xuất khẩu thường sẽ không biết được tình trạng của hàng hóa ra sao trong tương lai. Vì vậy, mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu là điều rất cần thiết bởi nếu chuyến vận chuyển gặp phải sự cố sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của những cá nhân và tổ chức. Khi mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, người bảo hiểm sẽ có những lợi ích như:

-Trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn trong quá trình vận chuyển thì người gửi hàng sẽ được bồi thường để nhằm giảm thiệt hại về mặt tài chính.

-Dựa trên những nguyên nhân khiến cho hàng hóa bị hư hỏng thì bảo hiểm hàng hóa sẽ có mức đền bù tương ứng cho các thiệt hại mà người gửi phải gặp.

-Dùng bảo hiểm sẽ giúp bạn giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Bởi việc bảo quản, kiểm tra và giám sát hàng hóa sẽ được chú trọng chặt chẽ hơn.

-Khi hàng của bạn được xuất khẩu và gặp phải các rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ hỗ trợ giải quyết những vấn đề về pháp lý khi xảy ra các tranh chấp với một vài đơn vị liên quan.

4. Có cần làm hợp đồng để bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu không?

Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một loại bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ cho các hàng hóa được vận chuyển qua các đường biên giới, đường hàng hải và đường hàng không. Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới, các khu vực khác nhau có thể gặp phải nhiều rủi ro như va chạm, mất mát, hư hỏng do thời tiết, hoặc thậm chí là tai nạn giao thông. Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu nhằm đảm bảo an toàn cho các hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 

Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm xuất khẩu cũng như tránh những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì nên làm hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.

5. Trường hợp tàu chở hàng bị mắc cạn dọc đường, hàng hoá về đến tay chủ hàng muộn, chủ hàng bị mất cơ hội bán hàng hoặc phải bán hàng với giá hạ, những thiệt hại này có được người bảo hiểm bồi thường hay không?

Mắc cạn là một trong các rủi ro chính được bảo hiểm trong bất kỳ một điều kiện bảo hiểm nào. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất của hàng hoá được bảo hiểm được quy hợp lý do nguyên nhân mắc cạn chẳng hạn như hàng bị ướt nước do mắc cạn làm vỏ tàu bị rách, nước xâm nhập vào hầm hàng; hàng bị vỡ, nứt, biến dạng do các tác động cơ học phát sinh từ sự cố mắc cạn hoặc các tổn thất tương tự.

Trường hợp do tàu bị mắc cạn, hàng hóa về đến tay chủ hàng muộn, chủ hàng bị mất cơ hội bán hàng hoặc phải bán hàng với giá hạ, thì những thiệt hại không thuộc trách nhiệm bảo hiểm vì những thiệt hại này phát sinh do rủi ro chậm trễ mà chậm trễ là một trong những rủi ro không được bảo hiểm.

6. Khi yêu cầu bồi thường, người được bảo hiểm cần hoàn tất thủ tục gì?

Để đòi bồi thường, người khiếu nại phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm vào thời gian xảy ra tổn thất và thực sự bị thiệt hại trong tổn thất đó. Người yêu cầu bồi thường cần hoàn tất hồ sơ đòi bồi thường, hồ sơ đòi bồi thường gồm:

- Bản chính hoặc bản sao của đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.

- Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng vận chuyển.

- Biên bản giám định và các chứng từ tài liệu khác chỉ rõ mức độ tổn thất.

- Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận tàu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng.

- Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải.

- Công văn thư từ trao đổi với người vận chuyển và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.

- Thư đòi bồi thường.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan