CÁC LOẠI GIẤY TỜ TRONG HỒ SƠ LÀM THẺ TẠM TRÚ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực, trong đó người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam, bao gồm có cả người mang quốc tịch Trung Quốc.

Vậy theo quy định của pháp luật về cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, các loại giấy tờ trong hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc bao gồm những giấy tờ gì? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các nội dung pháp lý cơ bản về hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc như sau:

I. Tìm hiểu về thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

1. Thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc là gì?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019, 2023 đã có giải thích thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Mà những người lao động là người nước ngoài, trong đó có bao gồm người lao động là người Trung Quốc sẽ được cư trú tại Việt Nam có thời hạn để làm việc.

Theo đó, có thể hiểu thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đó chính là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người lao động là người có quốc tịch Trung Quốc.

Khi nào cần phải làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc?

2. Khi nào cần phải là m thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc?

Cần phải làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc khi:

- Người lao động là người Trung Quốc có yêu cầu và nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú

- Thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể:

+ Trường hợp người lao động Trung Quốc có thị thực LĐ1 (người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác): phải có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

+ Trường hợp người lao động Trung Quốc có thị thực LĐ2 (người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động): phải có giấy phép lao động.

II. Quy định pháp luật về  thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

1. Các trường hợp đ ược cấp thẻ  tạm trú lao động cho người Trung Quốc

Căn cứ Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019, 2023 thì các trường hợp được cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc bao gồm các trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu sau:

- LV1: người Trung Quốc vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- LV2: người Trung Quốc vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- LS: luật sư Trung Quốc hành nghề tại Việt Nam.

- ĐT1: nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

- ĐT2: nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

- ĐT3: nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

- NN1: Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Trung Quốc tại Việt Nam.

- NN2: người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân Trung Quốc, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của Trung Quốc tại Việt Nam.

- PV1: cho phóng viên, báo chí Trung Quốc vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

- LĐ1: người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- LĐ2: người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

 Điều kiện để thực hiện làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

2. Điều kiện để thực  hiện làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

Để thực hiện làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Thuộc các trường hợp được cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đã nêu ở mục trên;

- Thực hiện đúng các thủ tục cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc (đầy đủ hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc; quy trình thực hiện cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đúng theo quy định của pháp luật).

- Hộ chiếu phải còn thời hạn.

3. Thủ tục làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

Thủ tục làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc mà pháp luật quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho lao động cho người Trung Quốc thuộc các trường hợp được cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đã nêu ở mục trên tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú cho lao động người Trung Quốc.

4. Hồ sơ làm thẻ tạ m trú lao động cho người Trung Quốc

Các giấy tờ trong hồ sơ làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc bao gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;

- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;

- Hộ chiếu;

- Các giấy tờ chứng minh thuộc các trường hợp được cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đã nêu ở mục trên. Ví dụ:

+ Nếu là trường hợp người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì phải có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

+ Nếu là trường hợp người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động thì phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp...

III. Giải đáp các câ u hỏi liên quan đến thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

1. Thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc là bao lâu?

Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định thời hạn của thẻ tạm trú được cấp phù hợp với mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Thêm nữa, tại Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019, 2023 quy định về Thời hạn thẻ tạm trú như sau:

- Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.

- Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

- Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Như vậy, thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh và đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ thể:

- Nếu người lao động Trung Quốc có thẻ tạm trú ký hiệu ĐT1: thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc không quá 10 năm.

- Nếu người lao động Trung Quốc có thẻ tạm trú ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH: thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc không quá 05 năm.

- Nếu người lao động Trung Quốc có thẻ tạm trú ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT: thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc không quá 03 năm.

- Nếu người lao động Trung Quốc có thẻ tạm trú ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1: thời hạn của thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc không quá 02 năm.

Làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc ở đâu?

2. Làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc ở đâu?

Theo điểm b khoản 2 Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019, 2023 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc các trường hợp được cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc đã nêu ở mục trên tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. Thêm nữa, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

Như vậy, làm thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc ở tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.

3. Người lao động Trung Quốc không có thẻ tạm trú có được không?

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung 2019, 2023 quy định người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Hơn nữa, tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định bắt buộc người lao động nước ngoài nói chung, những người lao động Trung Quốc nói riêng bắt buộc phải có thẻ tạm trú khi cư trú tại Việt Nam.

Theo đó, có thể hiểu khi người lao động Trung Quốc cư trú tại Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo tạm trú, còn đối với thẻ tạm trú thì không bắt buộc phải có.

Như vậy, có thể khẳng định được rằng người lao động Trung Quốc không bắt buộc phải có thẻ tạm trú khi cư trú tại Việt Nam để làm việc.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc

Để được tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc thì người có có yêu cầu cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc nên lựa chọn những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ có liên quan đến cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về cấp thẻ tạm trú lao động cho người Trung Quốc mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: Module 'mysqli' already loaded

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: