Trong nền kinh tế hiện nay việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp đang diễn ra rất sôi nổi và phổ biến. Trong đó, hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp là cơ sở để các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình và được xem là căn cứ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên. Vậy hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng NPlaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.
Hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành trái phiếu và chủ đầu tư về việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
Khi giao kết hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề như sau:
- Việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp mang lại rủi ro cao bởi trái phiếu doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự phát hành và tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đủ khả năng chi trả nợ gốc và lãi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn cho nhà đầu tư.
- Khi giao kết hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý nếu trường hợp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì chỉ có nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mới được mua, các chủ thể còn lại không được tiến hành hợp đồng mua bán loại trái phiếu này.
- Cần phân biệt giữa bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán. Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành, do đó không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư. Chính vì vậy mà nhà đầu tư cần phải phân biệt rõ trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu tư cần phải xem xét kỹ về tài sản bảo đảm nếu tài sản đó là bất động sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu bởi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có nhiều biến động nên giá trị tài sản bảo đảm có thể bị giảm và không đủ thanh toán cho nhà đầu tư.
Trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp gồm các điều khoản cơ bản sau:
- Điều khoản về đối tượng và nội dung của hợp đồng;
- Điều khoản giá trị hợp đồng;
- Điều khoản thanh toán;
- Điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng;
- Điều khoản giải quyết tranh chấp;
- Điều khoản về hiệu lực thi hành.
Như vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp thì các bên cần phải quy định rõ các điều khoản trong hợp đồng để xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên qua đó hạn chế các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp chi tiết gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Thông tin của các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp;
- Tên trái phiếu, mục đích phát hành trái phiếu, mục đích nắm giữ trái phiếu;
- Số lượng, mệnh giá trái phiếu mua, giá mua trái phiếu, tổng số tiền mua trái phiếu, lãi suất trái phiếu;
- Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
- Thời hạn và phương thức thanh toán trái phiếu;
- Hình thức bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm (nếu có);
- Xử lý các vi phạm của các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp; xử lý tranh chấp phát sinh.
Ngoài các nội dung cơ bản nêu trên thì các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong các nội dung của hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp thì nội dung về xử lý tranh chấp phát sinh là quan trọng nhất. Bởi trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn xảy ra xung đột, tranh chấp giữa các bên, do đó việc có quy định nội dung xử lý tranh chấp có thể giúp các bên xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và thuận tiện. Thông thường trong hợp đồng đa số các bên sẽ lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải sau đó là giải quyết bằng Tòa án hoặc Trọng tài.
NPlaw xin phép giải đáp một số thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp như sau:
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Do đó, các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp chỉ cần ký tên vào hợp đồng và có thể thỏa thuận về việc công chứng hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhằm để bảo đảm an toàn khi thực hiện hợp đồng mua bán trái phiếu thì các bên nên công chứng hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp có xảy ra tranh chấp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Trong trường hợp này thì các bên có thể thỏa thuận mức phạt nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Do đó, các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp không được thỏa thuận phạt 10% giá trị hợp đồng.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phát hành bắt buộc phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn trong trường hợp dưới đây:
Một là, Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
Hai là, Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật (nếu có).
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu bắt buộc phải mua lại trái phiếu trước thời hạn cho nhà đầu tư.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP có quy định đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi đáp ứng các quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
- Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
Như vậy, doanh nghiệp có thể thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nếu được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp thông qua hoặc được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp với quy trình, công việc thực hiện gồm:
- Tiếp nhận các thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
- Hướng dẫn các bên trong hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ để đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục có liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
- Hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Trên đây là các nội dung mà NPlaw muốn gửi tới quý khách hàng về hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Nếu khách hàng có thắc mắc về các vấn đề trên hoặc các nội dung khác thì liên hệ ngay với NPlaw để được hỗ trợ kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn