Các quy định pháp luật liên quan đến chứng thư xuất khẩu

Ngày nay, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nước nhà. Theo đó, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống mua bán thương mại quốc tế với mục đích nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho cá nhân, tổ chức. Với từng mặt hàng hóa cụ thể sẽ có những quy định về các loại giấy tờ cần thiết khi thực hiện hoạt động xuất khẩu như chứng thư xuất khẩu, tờ khai hải quan, phiếu đóng gói… Vậy, chứng thư xuất khẩu là gì? Trình tự, thủ tục cấp loại chứng thư này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên theo quy định pháp luật hiện hành.

 Vai trò của chứng thư xuất khẩu

I. Vai trò của chứng thư xuất khẩu

Vai trò của chứng thư xuất khẩu là rất quan trọng trong quá trình thương mại quốc tế và được thực hiện qua các phần chính sau:

Xác Nhận Nguồn Gốc và Chất Lượng của Hàng Hóa

Chứng thư xuất khẩu cung cấp thông tin về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa được xuất khẩu từ một nguồn cung đáng tin cậy và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết.

Đảm Bảo Tuân Thủ Pháp Luật và Quy Định

Chứng thư xuất khẩu thường đi kèm với các tuyên bố về việc hàng hóa tuân thủ các quy định pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện giao dịch của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Điều này giúp đảm bảo rằng giao dịch diễn ra theo các quy định pháp lý và tránh được những rủi ro pháp lý.

Hỗ Trợ Trong Thủ Tục Hải Quan

Chứng thư xuất khẩu giúp hải quan của quốc gia nhập khẩu xác nhận thông tin về hàng hóa, giá trị, và các yếu tố khác, từ đó giúp giảm thời gian và rủi ro trong quá trình kiểm tra và xử lý hải quan.

Hỗ Trợ Trong Thanh Toán

Các tài liệu xuất khẩu có thể được sử dụng như một phần của thủ tục thanh toán hoặc để đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đúng hạn và đúng điều kiện.

Tăng Cường Tính Tin Cậy và Uy Tín

Bằng cách cung cấp các chứng thư xuất khẩu chính xác và đáng tin cậy, các doanh nghiệp có thể tăng cường uy tín của họ trong mắt các bên liên quan, từ đối tác kinh doanh đến ngân hàng và cơ quan quản lý.

Mở Rộng Thị Trường

Có được chứng thư xuất khẩu thích hợp có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường của họ, vì nó tạo điều kiện cho việc tham gia vào các thị trường quốc tế và đáp ứng các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu.

Với vai trò đa chiều như vậy, chứng thư xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ hoạt động thương mại quốc tế.

II. Quy định pháp luật về chứng thư xuất khẩu

Pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm chứng thư xuất khẩu, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản rằng chứng thư là giấy chứng nhận xuất khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể khi tiến hành xuất khẩu qua các nước.

Một số thông tư có quy định về các mặt hàng xuất khẩu như xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Thông tư Bộ Công Thương số 07/2019/TT-BCT hay xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản theo Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 32/2022/TT-BNNPTNT.

Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu được quy định tại Điều 25 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:

- Lô hàng xuất khẩu được cấp chứng thư theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng và chứng thư theo mẫu của quốc gia lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất (nếu có yêu cầu) có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu;

- Chứng thư chỉ có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi nội dung đã được chứng nhận an toàn thực phẩm;

- Chứng thư có nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng và được đánh số theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Cơ sở nào không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ quan thẩm định không cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất thủy sản sau:

- Cơ sở bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thông báo tạm dừng nhập khẩu hoặc bị áp dụng biện pháp dừng cấp chứng thư, tạm dừng xuất khẩu theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành biện pháp quản lý trên cơ sở có yêu cầu của thị trường nhập khẩu;

- Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4;

- Cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất:

+ Theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;

+ Hoặc các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Như vậy, các cơ sở nếu rơi vào 01 trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu.

Để tiếp tục được cấp Chứng thư, cơ sở sản xuất phải đáp ứng những điều kiện tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Cụ thể như sau:

- Cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định và được Cơ quan thẩm định thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp khắc phục đã thực hiện, đồng thời được Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng nhập khẩu;

- Đối với cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4 phải có kết quả thẩm định ATTP đạt yêu cầu;

- Cơ sở chấp hành xong Quyết định đình chỉ sản xuất hoặc biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất theo quy định.

Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu tại các cơ sở thuộc danh sách ưu tiên được cấp theo quy định tại Điều 28 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 24 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Cụ thể như sau:

(1) Đăng ký cấp Chứng thư

- Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi lô hàng hoàn thành thủ tục thông quan để xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng phải đăng ký cấp Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;

- Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như:

+ Gửi trực tiếp;

+ Gửi theo đường bưu điện;

+ Thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến;

- Trường hợp Chủ hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng:

+ Chủ hàng cần cung cấp bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đổi chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký;

+ Trong đó có cam kết cả hai bên (cơ sở sản xuất và Chủ hàng) cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền cảnh báo.

(2) Thẩm định, cấp Chứng thư

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định:

+ Cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu), có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu trên cơ sở rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm;

+ Hoặc xác nhận nội dung và nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu trong Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Như vậy, những cơ sở thuộc Danh sách ưu tiên sẽ thực hiện quá trình cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo trình tự nêu trên.

Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

III. Giải đáp một số câu hỏi về chứng thư xuất khẩu

Bước 1: Thương nhân gửi hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu đến Bộ Công Thương qua hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử Ecosys (http://www.ecosys.gov.vn).

Bước 2: Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.

Bước 3: Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Công Thương thông báo trên hệ thống điện tử kết quả xét duyệt hồ sơ.

Bước 4: Trường hợp đáp ứng cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương trả Chứng thư xuất khẩu qua bưu điện hoặc trả trực tiếp theo đăng ký của thương nhân trên hệ thống điện tử trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thông báo chấp nhận cấp Chứng thư xuất khẩu.

Trường hợp không cấp Chứng thư xuất khẩu, Bộ Công Thương thông báo và nêu rõ lý do trên hệ thống điện tử. Đối với hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi, thời hạn nộp bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi thương nhân nhận được thông báo; quá thời hạn trên hệ thống điện tử sẽ tự động hủy bỏ hồ sơ này.

Bộ Công thương có thẩm quyền cấp chứng thư xuất khẩu và Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện thủ tục này

Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc cấp lại Chứng thư như sau:

“Khi Chứng thư đã cấp bị thất lạc, hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin (trừ các thay đổi về định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng, nội dung đã thẩm định, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm/an toàn bệnh thủy sản trong chứng thư đã cấp) hoặc có đề nghị của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc thư điện tử.

Như vậy, theo quy định trên thì Chứng thư sẽ được cấp lại trong những trường hợp sau:

- Chứng thư đã cấp bị thất lạc, hư hỏng;

- Có thay đổi thông tin (trừ các thay đổi về định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng, nội dung đã thẩm định, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm/an toàn bệnh thủy sản trong chứng thư đã cấp);

- Có đề nghị của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất.”

Theo đó, khi cấp lại Chứng thư, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức:

- Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện;

- Thư điện tử.

Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chứng thư xuất khẩu

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chứng thư xuất khẩu

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thủ tục xin cấp cấp chứng thư xuất khẩu gồm:

  • Hỗ trợ xây dựng hồ sơ pháp lý cho việc xin cấp chứng thư xuất khẩu.
  • Tư vấn về các quy định quy trình xin cấp chứng thư xuất khẩu tại cơ quan nhà nước.
  • Hướng dẫn thủ tục xin các giấy phép liên quan đến hoạt động xin cấp chứng thư xuất khẩu.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến thủ tục xin cấp chứng thư xuất khẩu NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan