Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, việc xuất nhập khẩu hàng hóa không chỉ là một phần quan trọng của nền kinh tế quốc gia mà còn là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Để tham gia vào thị trường quốc tế một cách hợp pháp và hiệu quả, việc có được giấy phép kinh doanh chuyển khẩu là một yếu tố không thể thiếu.
Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu không chỉ là một tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là bản đồ hướng dẫn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, quy trình xin giấy phép này có thể phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy định pháp luật cũng như quy trình hành chính của quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động.
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích về giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, bao gồm ý nghĩa, quy trình xin giấy phép, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp giấy phép, và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của giấy phép kinh doanh chuyển khẩu trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh doanh quốc tế.
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện các chính sách cải cách kinh tế, mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
Song hành với sự tăng trưởng kinh tế ổn định cùng với việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho việc kinh doanh chuyển khẩu.
Nhu cầu xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng lên do sự phát triển của nền kinh tế, sự thích ứng và sáng tạo của doanh nghiệp, cùng với mở cửa thị trường và quy định thuận lợi hơn từ phía chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, đặc biệt là trong việc cải thiện hạ tầng và giảm bớt rủi ro từ các yếu tố pháp lý và hành chính.
Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu là một loại giấy tờ pháp lý được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây là một tài liệu chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước cấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên quan đến việc mua bán, vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia một cách hợp pháp.
Theo Điều 30 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 về chuyển khẩu hàng hoá quy định, chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
Bước 2: Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Riêng đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.
1. Mẫu đơn đăng ký Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại mẫu số 4 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BCT có nội dung như sau:
Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan cấp giấy phép: Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo đó, hiện nay cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 43 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như sau:
- Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
Căn cứ teo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hướng dẫn về kinh doanh chuyển khẩu như sau:
- Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, và trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương
Thương nhân sẽ phải có giấy phép kinh doanh chuyển khẩu khi hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu gồm:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến xin giấy phép kinh doanh chuyển khẩu NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn