Các quy định pháp luật liên quan đến giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh pháp lý, xã hội và cá nhân của người xin cấp. Giấy xác nhận là bằng chứng chính thức xác nhận một người có nguồn gốc từ Việt Nam, điều này quan trọng trong việc xác định nhân thân và gốc gác của cá nhân. Trong các giao dịch hành chính, giấy xác nhận có thể giúp đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ.

Nhu cầu xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Vậy thực trạng liên quan đến giấy xác nhận là người gốc Việt Nam hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?

I. Nhu cầu xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam 

Nhu cầu xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam thường xuất phát từ việc cần chứng minh gốc gác, lý lịch để thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính hoặc khi cần xác định quyền lợi liên quan đến quốc tịch và các chính sách ưu đãi dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.

II. Các quy định pháp luật liên quan đến giấy xác​​​​​​​ nhận là người gốc Việt Nam 

1. Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì? 

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, nhằm xác nhận một cá nhân có nguồn gốc Việt Nam. Điều này thường áp dụng cho người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch Việt Nam nhưng có nguồn gốc từ Việt Nam.

2. Hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận​​​​​​​ là người gốc Việt Nam 

Căn cứ Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì Hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:

  • Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng 
  • Bản sao Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Bản sao Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam. 

3. Trình tự cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam 

Căn cứ điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì trình tự xin cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền 

Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.

  • Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và xác minh thông tin.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.

Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

  • Bước 4: Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.

III. Các thắc mắc thư ờng gặp liên quan đến Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam 

1. Điều kiện để đư ợc cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì? 

Căn cứ điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì Điều kiện để được cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là:

  • Có chứng cứ chứng minh có nguồn gốc từ Việt Nam, chẳng hạn như giấy khai sinh của bản thân hoặc của cha mẹ, ông bà là người Việt Nam.
  • Không mang quốc tịch Việt Nam tại thời điểm xin cấp giấy.

2. Cơ quan nào có  quyền cho cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam? 

Căn cứ điều 32 Nghị định 16/2020/NĐ-CP thì Cơ quan có quyền cho cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là:

  • Sở Tư pháp tại Việt Nam.

Lệ phí cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là bao nhiêu? 

  • Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài (đại sứ quán, lãnh sự quán).

3. Lệ phí cấp Giấy xác nhận là  người gốc Việt Nam là bao nhiêu? 

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu phí, lệ phí quy định thì Lệ phí cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là 100.000 đồng/ trường hợp.

IV. Dịch vụ tư vấn​​​​​​​ pháp lý liên quan đến Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:

  • Giải đáp các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
  • Hướng dẫn chi tiết các bước cần thực hiện trong quá trình thực hiện Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
  • Đại diện khách hàng trong các buổi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết.
  • Đại diện nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền như Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan