Trong một nền kinh tế toàn cầu phức tạp và đa dạng như ngày nay, việc xảy ra các mâu thuẫn và tranh chấp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp này một cách công bằng và hiệu quả đôi khi lại là một thách thức lớn đối với các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường.
Trong bối cảnh ấy, hệ thống trọng tài thương mại nổi lên như một công cụ quan trọng, cung cấp một phương thức linh hoạt và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Từ việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trọng tài thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự công bằng và tin cậy trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về vai trò, quyền lực và ưu điểm của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống trọng tài, những lợi ích mà nó mang lại, cũng như những thách thức mà có thể phải đối mặt khi sử dụng phương pháp này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Vậy, trường hợp các bên trước đó không có thỏa thuận nếu có tranh chấp phát sinh sẽ giải quyết bằng Trọng tài thương mại thì khi xảy ra tranh chấp có còn được lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết hay không. Điều này phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, nếu hai bên thỏa thuận đồng ý chọn Trọng tài thương mại để giải quyết thì pháp luật vẫn cho phép. Bởi lẽ, việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại giúp bớt “gánh nặng” cho hệ thống tư pháp nói chung và Tòa án nói riêng rất nhiều. Do đó, trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận của các bên thì Nhà nước cũng khuyến khích giải quyết các tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài thương mại.
Đặc điểm
Trọng tài thương mại có những đặc điểm sau:
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài Thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau:
Có thể thấy, Trong tài thương mại chủ yếu có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Trong những trường hợp khác thì phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
(Theo Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010) Thỏa thuận trọng tài thương mại có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Cụ thể, thoả thuận trọng tài thương mại phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu được quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài thương mại.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài thương mại không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài thương mại không có năng lực hành vi dân sự theo quy định Bộ luật dân sự 2015.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài thương mại không phù hợp với quy định tại điều 16 của luật này.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài thương mại vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp tại mục (2) Luật trọng tài thương mại , thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp
- Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
(Theo Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Theo Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.
+ Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
- Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình.
+ Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
+ Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
- Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
3. Thỏa thuận trọng tài thương mại bằng lời nói có hiệu lực không?
Căn cứ theo quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
"Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận."
Theo đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng.
Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Như vậy, việc anh/chị thỏa thuận thông qua lời nói là trái với quy định trên.
Căn cứ vào Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
“Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Theo quy định trên thì trường hợp hai bên có thỏa thuận pháp luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn, không tự ý quyết định áp dụng theo luật quốc gia khác.
5. Phí trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế do ai chịu? Chịu bao nhiêu?
Người chịu phí
Tùy từng trung tâm trọng tài mà mức phí trọng tài mà mức phí trọng tài có thể khác nhau bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Bên cạnh đó thì mức phí trọng tài này do bên thua kiện phải chịu, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác (khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Phí trọng tài
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại nêu trị giá vụ tranh chấp:
+ Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:
Giá trị vụ tranh chấp |
Phí trọng tài (đã bao gồm VAT) |
100.000.000 trở xuống |
16,500,000 |
100.000.001 đến 1.000.000.000 |
16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000 |
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 |
85,800,000 + 4.4% số tiền vượt quá 1,000,000,000 |
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 |
261,800,000 + 2.75% số tiền vượt quá 5,000,000,000 |
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 |
399,300,000 + 1.65% số tiền vượt quá 10,000,000,000 |
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 |
1,059,300,000 + 1.1% số tiền vượt quá 50,000,000,000 |
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 |
1,609,300,000 + 0.50% số tiền vượt quá 100,000,000,000 |
500.000.000.001 trở lên |
3,609,300,000 + 0.30% số tiền vượt quá 500,000,000,000 |
+ Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài nêu tại Mục (1) đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.
+ Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại không nêu trị giá vụ tranh chấp thì Chủ tịch VIAC quyết định số phí trọng tài căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, thời gian giải quyết vụ tranh chấp và số lượng Trọng tài viên.
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại vừa có yêu cầu nêu trị giá vừa có yêu cầu khác không nêu trị giá thì phí trọng tài đối với các yêu cầu nêu trị giá được tính theo Mục (1), phí trọng tài đối với yêu cầu không nêu trị giá được tính theo Mục (2) nêu trên.
- Phí trọng tài nêu tại Mục (1), (2) và (3) trên đây không bao gồm chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.
- Các quy định tại Mục (1), (2), (3),và (4) nêu trên cũng áp dụng đối với việc sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ tranh chấp; việc sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ kiện lại. Trường hợp có điều chỉnh giảm về trị giá của vụ tranh chấp hoặc điều chỉnh giảm trị giá của vụ kiện lại thì phí trọng tài không điều chỉnh giảm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại gồm:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn