Tạm giữ trong hình sự là một trong số các biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong một số trường hợp nhằm cách ly đối tượng có dấu hiệu phạm tội với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng được áp dụng, mà chỉ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Vậy các trường hợp được áp dụng biện pháp tạm giữ bao gồm những trường hợp nào? Người bị tạm giữ có những quyền gì? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề liên quan đến biện pháp nêu trên.
Tạm giữ trong hình sự là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp pháp luật cho phép để hạn chế người bị buộc tội có khả năng tiếp tục phạm tội và làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng.
Biện pháp tạm giữ sẽ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể bao gồm các trường hợp như sau:
Như vậy, biện pháp tạm giữ hình sự sẽ được áp dụng đối với các đối tượng nêu trên.
Khi thuộc trường hợp bị tạm giữ, người bị tạm giữ sẽ có các quyền được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thứ nhất, người bị tạm giữ có quyền được biết lý do tại sao mình lại bị tạm giữ. Nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ (nếu quá thời hạn tạm giữ), quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác.
Thứ hai, được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình
Thứ ba, trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình. Hơn nữa, không nên buộc phải nhận mình có tội, mà việc này thuộc về thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan điều tra, tiến hành tố tụng. Thứ tư, người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa cho chính mình hoặc nhờ người khác bào chữa, chẳng hạn như Luật sư để bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình.
Thứ năm, đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Đồng thời có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
Cuối cùng, người bị tạm giữ sẽ có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
Như vậy, khi rơi vào trường hợp bị tạm giữ, người tạm giữ sẽ được phép thực hiện các quyền của mình như đã phân tích phía trên.
Khi áp dụng biện pháp tạm giữ để điều tra hình sự, cơ quan có thẩm quyền chỉ được tạm giữ người trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
Lưu ý là trong quá trình tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Như vậy, có thể thấy thời gian tạm giữ tối đa cho việc điều tra hình sự là 03 ngày. Tuy nhiên, thời gian này cũng có thể thay đổi như trong trường hợp cần thiết thì người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Còn trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là một trong số các biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử,... Còn biện pháp cưỡng chế theo Điều 126 Bộ luật này chỉ bao gồm các biện pháp như áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản và phong tỏa tài sản để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố,...của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng.
Như vậy, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn chứ không phải là biện pháp cưỡng chế.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (quy định tại chương XIII Bộ luật Hình sự 2015) và tội phạm tại Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ đối các loại tội phạm này.
Như vậy, Bộ đội biên phòng chỉ có thể áp dụng biện pháp tạm giữ đối với các tội phạm được liệt kê theo quy định nêu trên mà xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BTC máy ca nhạc thuộc vào danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ. Do đó, người bị tạm giữ không được phép đem máy ca nhạc vào buồng tạm giữ. Khi bị phát hiện đem đồ cấm vào buồng tạm giữ, thì sẽ bị xử lý theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BTC. Theo đó, cán bộ có trách nhiệm sẽ tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Ngoài ra, trong biên bản cần phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw về biện pháp tạm giữ trong hình sự bao gồm các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ và quyền của người bị tạm giữ khi bị áp dụng biện pháp này. Đồng thời giải đáp một số thắc mắc liên quan mà NPLaw ghi nhận thường gặp trên thực tế. Nếu có thêm bất kì thắc mắc nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn