Các quy định pháp luật về việc thành lập tổ hợp tác hiện nay

Hiện nay, việc thành lập tổ hợp tác thường bắt đầu từ nhu cầu chung của một nhóm người có cùng lĩnh vực hoạt động, như nông dân, thương nhân hay nghệ nhân. Vậy làm sao để hiểu thế nào là thành lập tổ hợp tác và những vấn đề liên quan xoay quanh về thành lập tổ hợp tác như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về thành lập tổ hợp tác

1. Thành lập tổ hợp tác là gì?

Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế tập thể, được thành lập bởi nhóm người có cùng nhu cầu, lợi ích và có sự tự nguyện tham gia. Tổ hợp tác nhằm mục đích hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động kinh tế khác.

2. Mục đích thành lập tổ hợp tác?

Tổ hợp tác được thành lập với mục đích tạo ra một sân chơi cho các thành viên có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bằng cách tập hợp các cá nhân hoặc hộ gia đình có cùng lĩnh vực hoạt động, tổ hợp tác giúp các thành viên dễ dàng tiếp cận thông tin, công nghệ mới và các nguồn hỗ trợ khác từ nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Hơn nữa, tổ hợp tác cũng góp phần tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thông qua việc kết nối, xây dựng thương hiệu chung và tiếp cận thị trường rộng rãi hơn. Qua đó, các thành viên sẽ có cơ hội cải thiện thu nhập và phát triển bền vững.

II. Quy định pháp luật về thành lập tổ hợp tác

1. Hồ sơ thành lập tổ hợp tác

Thành phần hồ sơ:

  • Hợp đồng hợp tác
  • Giấy đề nghị chứng thực thông báo thành lập tổ hợp tác
  • Giấy thông báo thay đổi tổ hợp tác (nếu thực hiện thay đổi)
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ
  • Đại diện các thành viên hợp tác thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập tổ hợp tác tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động.

2. Trình tự thành lập tổ hợp tác

Tổ hợp tác là tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các thành viên. Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP, quá trình thành lập tổ hợp tác được thực hiện qua 4 bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Soạn thảo Hợp đồng hợp tác
  • Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
  • Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác xây dựng và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác. 
  • Bước 2: Tổ chức ký kết Hợp đồng hợp tác: Hoàn tất soạn thảo hợp đồng hợp tác, các thành viên tổ hợp tác lần lược ký tên vào hợp đồng hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người đại diện thực hiện gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
  • Bước 3: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của tổ hợp tác (nếu có)
  • Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
  • Bước 4: Xác lập tổ hợp tác: Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến thành lập tổ hợp tác

1. Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 có định nghĩa về tổ hợp tác như sau: Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Theo đó, tổ hợp tác là tổ chức được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Điều kiện trở thành thành viên tổ hợp tác

Theo Điều 7 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự, quy định của Bộ luật Lao động và pháp luật khác có liên quan.
  • Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
  • Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
  • Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
  • Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến thành lập tổ hợp tác

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề thành lập tổ hợp tác. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan