Vay ngoại tệ là một hình thức tín dụng quan trọng, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ ngoài quốc gia của mình. Đây là một công cụ tài chính hữu ích, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, khi mà nhu cầu thanh toán, đầu tư và mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc vay ngoại tệ chỉ được phép thực hiện trong một số trường hợp theo quy định pháp luật. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu rõ hơn quy định về vay ngoại tệ theo bài viết dưới đây:
Thực trạng vay ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao từ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái để ứng phó với các cú sốc lạm phát sau đại dịch Covid-19, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ tỷ giá với Đô la Mỹ, Euro và các ngoại tệ khác của các quốc gia có quan hệ thương mại đáng kể với Việt Nam. Tuy nhiên, việc điều hành tỷ giá này cũng đặt ra thách thức khi lạm phát trong nước vẫn ở mức cao và xung đột chính trị quốc tế vẫn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế thế giới đã rơi vào trì trệ và suy thoái, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Điều này cũng gây ra những biến động lớn đối với thị trường ngoại tệ và hoạt động vay mượn ngoại tệ của các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước. Đặc biệt, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế đã giảm dần, với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ so với tổng phương tiện thanh toán giảm xuống dưới 7,5% vào năm 2020 và có khả năng đạt mục tiêu dưới 5% vào năm 2030, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngừng cho vay ngoại tệ trong tương lai.
Vay ngoại tệ là hoạt động tín dụng trong đó người vay thực hiện các giao dịch bằng tiền tệ của quốc gia khác. Điều này có thể bao gồm vay để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất khẩu.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN), việc cho vay ngoại tệ chỉ thực hiện trong một số trường hợp cụ thể:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2015/TT-NHNN, thủ tục xin vay ngoại tệ thực hiện như sau:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định, Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Đồng thời, tại Điều 4 Thông tư này quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo các quy định nêu trên, cá nhân cho cá nhân vay tiền không thuộc các trường hợp được sử dụng ngoại hối nêu trên. Do đó, giao dịch cho vay tiền này không được sử dụng ngoại tệ.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN) quy định về đồng tiền trả nợ khoản vay bằng ngoại tệ, Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;...
Như vậy, vay ngoại tệ tại ngân hàng có tính lãi suất. Khi trả nợ, khách hàng vay phải trả nợ gốc và lãi vốn vay theo quy định.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN) quy định về đồng tiền trả nợ khoản vay bằng ngoại tệ, Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;...
Như vậy, khách hàng vay ngoại tệ được phép trả bằng tiền Việt Nam trong trường hợp có sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2015/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-NHNN), việc cho vay ngoại tệ chỉ thực hiện trong một số trường hợp cụ thể:
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ được phép vay ngoại tệ để thực hiện đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định, các doanh nghiệp không phải là ngân hàng cho vay ngoại tệ với nhau không thuộc các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, những doanh nghiệp hoạt động trên thị trường hiện nay nếu không phải là ngân hàng không được cho vay ngoại tệ với nhau.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định, Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;...
Như vậy, pháp luật không cho phép vay tiền bằng ngoại tệ nên hợp đồng cho vay tiền của bạn sẽ không được công chứng vì vi phạm điều cấm được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 nêu trên.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về vay ngoại tệ mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục thực hiện cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn