Vay mượn là quan hệ pháp luật dân sự phổ biến trong xã hội. Khi chúng ta cần 1 khoản tiền nhưng bản thân lại không có đủ thì chúng ta có thể mượn tiền của người khác như bạn bè, người thân,… Hoặc trong một số trường hợp khác, bạn lại là người cho vay. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp người khác mượn tiền không trả.
Vậy trường hợp mượn tiền không trả thì pháp luật có quy định như thế nào? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho quý khách hàng.
Thực trạng mượn tiền không trả hiện nay đang trở thành một vấn đề xã hội ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Mượn tiền không trả có thể xảy ra trong gia đình và bạn bè thông qua việc lợi dụng lòng tin giữa người thân, bạn bè để mượn tiền mà không trả diễn ra khá phổ biến. Hoặc có thể giữa các đối tác làm ăn, một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng hợp đồng, giao dịch để trì hoãn hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, hành vi này còn được thể hiện qua hình thức vay tín dụng cá nhân khi mà các khoản vay không thế chấp từ các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân thường khó thu hồi khi người vay cố tình trốn tránh.
Nguyên nhân dẫn đến mượn tiền không trả có thể do khó khăn tài chính từ bên mượn tiền, do thiếu trách nhiệm, lợi dụng lòng tin hoặc sơ hở trong thỏa thuận vay mượn khi mà các thỏa thuận vay mượn không được lập thành văn bản hoặc không có sự chứng thực từ cơ quan pháp lý, khiến việc xử lý nợ khó khăn hơn.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản thì: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định..
Như vậy, có thể hiểu: Mượn tiền không trả là hành vi mà một người vay tiền của người khác nhưng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả như đã thỏa thuận, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên cho vay.
Nếu việc thương lượng, hòa giải không thành công, chủ nợ có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu con nợ trả nợ. Đây là biện pháp cuối cùng khi các phương án khác không hiệu quả. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đòi lại tài sản, đòi lại tiền. Trừ trường hợp có đương sự ở nước ngoài hoặc cần tiến hành uỷ thác tư pháp thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh (khoản 3 Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Chủ nợ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện theo quy định và nộp tại Tòa án có thẩm quyền, cụ thể gồm các bước:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo
Chủ nợ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Nộp kèm theo bản sao đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ cho các đương sự khác
Bước 2: Đóng tạm ứng án phí
Sau khi nộp đơn, Tòa án sẽ thông báo số tiền tạm ứng án phí
Chủ nợ nộp tạm ứng án phí theo hướng dẫn của Tòa án
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ , Tòa án ra Thông báo thụ lý vụ án. Gửi Thông báo thụ lý cho người khởi kiện và các đương sự liên quan
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, lấy lời khai các bên
Tổ chức phiên hòa giải nếu các bên đồng ý
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử
Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử
Các bên trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa
Bước 6: Tuyên án
Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định giải quyết vụ án
Tống đạt bản án cho các đương sự
Trong suốt quá trình tố tụng, chủ nợ cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, cung cấp đầy đủ chứng cứ và lập luận để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc tham khảo ý kiến luật sư là cần thiết để được tư vấn chuyên môn.
Đơn khởi kiện là văn bản quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện. Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau:
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Chủ nợ có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP để soạn thảo đơn khởi kiện. Tuy nhiên, cần điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế của vụ việc.
Trong số nội dung đơn khởi kiện, nội dung “Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện” vì đây là nội dung chính thể hiện những tình tiết, sự kiện cũng như những quyền lợi bị xâm phạm, xác định yêu cầu khởi kiện để từ đó Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu đảm bảo quyền lợi của người khởi kiện.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì:
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Thời gian giải quyết một vụ kiện về mượn tiền không trả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tính chất vụ việc, mức độ phức tạp, và sự hợp tác giữa các bên. Tuy nhiên, thông thường, quy trình giải quyết một vụ kiện dân sự tại Việt Nam có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong đơn khởi kiện, người khởi kiện (nguyên đơn) phải ghi đầy đủ tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức. Theo đó, địa chỉ của bị đơn là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện.
Trường hợp người khởi kiện không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì theo Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, hướng giải quyết cụ thể như sau: Trường hợp người khởi kiện không rõ “nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở” của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện". Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện là địa chỉ người bị kiện đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.
Khi các chủ nợ đã thuê giang hồ đòi nợ thì thông thường là những người vay đang gặp vấn đề khó có thể trả được số nợ đã vay (không ngoại trừ trường hợp người vay cố tình chưa chịu trả hoặc có ý định không trả). Những hành vi của những người được gắn mác là đòi nợ theo ủy quyền là các hành vi cố tình gây tổn thương tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Những đối tượng xã hội đen được thuê để đòi nợ sẽ phải chịu các mức hình sự hoặc hành chính tùy vào từng mức độ gây ra với các con nợ của mình; hành vi, mức độ, tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng hay rất nghiêm trọng thậm chí là đặc biệt nghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:
Như vậy, mượn tiền không trả thì không nên thuê giang hồ đến đòi vì có thể gây ra những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015, tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện là 03 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, vẫn áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay.
Trường hợp này mượn nợ từ năm 2016 nhưng ngưng không thanh toán trả nợ đến nay là 01 năm. Như vậy, còn trong thời hiệu khởi kiện nên có thể khởi kiện đòi lại tiền.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề liên quan đến mượn tiền không trả. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn