Như đã làm rõ khái niệm về thủ tục phá sản tại bài viết trước, thủ tục phá sản liên quan đến thủ tục tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp theo quy định của pháp luật. Việc thủ tục phá sản không phải bất cứ ai cũng có thể biết đến và thực hiện một cách dễ dàng. Do đó, qua bài viết này, NPLaw sẽ hướng dẫn doanh nghiệp về trình tự thủ tục phá sản như sau:
Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp có thể là Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công TNHH Một thành viên, Công ty Cổ phần,..
Theo quy định hiện nay, một số thủ tục phá sản có thể phân ra như sau: Thủ tục phá sản thông thường, Thủ tục phá sản theo thủ tục rút gọn, Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài,...
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Quy trình, thủ tục phá sản theo thủ tục thông thường qua các bước sau:
Những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để xem xét hồ sơ
Thẩm phán sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án khác có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.
Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1.500.000 đồng
Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng...
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Thẩm phán tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.
Kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong khi hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thể thông qua nghị quyết.
Hoặc hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định/ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã/ Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn