Đình chỉ hoạt động kinh doanh là việc tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đình chỉ kinh doanh trong bài viết dưới đây.
Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
Việc đánh giá và xác định một pháp nhân thương mại có khả năng khắc phục trên thực tế hay không là một việc không dễ. Việc áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại cần chú ý chỉ đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực chứ không được đình chỉ toàn bộ các lĩnh vực. Tòa án đình chỉ lĩnh vực nào thì phải nhận định lý do vì sao. Khi bị tòa án đình chỉ một hoặc một số lĩnh vực thì các lĩnh vực không bị đình chỉ, pháp nhân thương mại vẫn có quyền tiếp tục hoạt động.
Căn cứ khoản 1 Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn như sau:
Theo khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
Theo đó, doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hoạt động nếu thuộc những trường hợp nêu trên.
Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân vi phạm hành chính, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Do đó, doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động thì bị xử phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Để đảm bảo thị trường kinh doanh ổn định, hạn chế những trường hợp việc kinh doanh gây thiệt hại, khó kiểm soát, pháp luật hiện hành đã có những quy định như đình chỉ kinh doanh có thời hạn, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt kinh doanh.
Theo Điều 78 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì: Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.
Tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh là khi doanh nghiệp quyết định đóng địa điểm kinh doanh do doanh nghiệp đó không còn hoạt động hiệu quả nữa hoặc do cơ quan nhà nước quyết định đóng địa điểm kinh doanh.
Theo khoản 8 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) quy định Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
“8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.”
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền trong việc đình chỉ kinh doanh hiện nay.
Theo khoản 1, khoản 7 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
- Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện;
- Thủ tục đình chỉ hoạt động:
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp tạm đình chỉ hoạt động nêu trên, khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về đình chỉ kinh doanh uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về đình chỉ kinh doanh. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về đình chỉ kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn