Hiện nay, nhiều Khách hàng quan tâm đến vấn đề liên quan đến Hợp đồng vay vốn. Nắm bắt được yêu cầu đó, NPLaw gửi đến các Khách hàng các vấn đề liên quan đến Hợp đồng vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng vay vốn là một loại hợp đồng của Hợp đồng vay tài sản theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, theo đó Hợp đồng vay vốn là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn là tiền cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi nếu có sự thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
Vay trả góp là hình thức vay tiền mà khách hàng sẽ trả dần tiền gốc và lãi hàng tháng thay vì phải trả hết 01 lần.
Ví dụ: Khách hàng dự định mua căn nhà 2.000.000.000 (hai tỷ) đồng. Khách hàng có sẵn số tiền 1.000.000.000 (một tỷ) đồng. Thay vì phải trả toàn bộ 2.000.000.000 (hai tỷ) đồng lúc mua căn nhà. Khách hàng quyết định vay trả góp 1.000.000.000 (một tỷ) đồng trong vòng 12 tháng với lãi suất 12%/năm.
Công ty hoàn toàn có thể vay vốn của cá nhân và công ty hoàn toàn có thể vay cốn của công ty khác với lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Hợp đồng vay vốn giữa công ty và các nhân có các nội dung sau:
Hợp đồng vay tín chấp chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng hoặc công ty tài chính là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Như vậy có thể hiểu rằng khi hết hạn của hợp đồng, bên vay phải có nghĩa vụ trả lại cho bên cho vay số tiền tương đương với tiền đã vay đồng thời trả thêm số tiền lãi theo đúng thỏa thuận.
Biết điểm tín dụng của bạn
Điểm tín dụng là cách mà ngân hàng xếp loại bạn thuộc nhóm khách hàng nào, nếu điểm tín dụng của bạn xấu, khả năng bạn bị ngân hàng từ chối là chắc chắn. Cách đơn giản nhất để xem mình có bị điểm tín dụng xấu hay không là quay trở lại quá khứ để xem có khi nào mình trả chậm quá 10 ngày cho một khoản nợ hay không, và nếu có thì hãy gọi cho ngân hàng đó và hỏi trực tiếp.
Khoản vay cá nhân từ hợp đồng vay tín chấp có thể là một cách tuyệt vời để giải quyết các vấn đề về chi tiêu cá nhân. Nó có thể giúp bạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các hóa đơn lớn, chuyến du lịch dài ngày hoặc góp vốn cho một dự án kinh doanh nhỏ.
Điểm tín dụng là cách mà ngân hàng xếp loại bạn thuộc nhóm khách hàng nào, nếu điểm tín dụng của bạn xấu, khả năng bạn bị ngân hàng từ chối là chắc chắn. Cách đơn giản nhất để xem mình có bị điểm tín dụng xấu hay không là quay trở lại quá khứ để xem có khi nào mình trả chậm quá 10 ngày cho một khoản nợ hay không, và nếu có thì hãy gọi cho ngân hàng đó và hỏi trực tiếp.
Các ngân hàng khác nhau có các điều kiện cho vay khác nhau. Việc điền một mẫu đơn đăng kí tại một website là cách tốt để họ phân loại hồ sơ của bạn và chuyển cho ngân hàng phù hợp. Đăng kí trực tuyến là cách nhanh và tiện lợi hơn so với việc đi đến ngân hàng. Bạn không phải chấp nhận một ràng buộc nào khi điền vào mẫu đăng kí, đồng thời đó cũng là cách tốt để bạn so sánh trước khi đi đến quyết định.
Lãi suất cố định ban đầu và lãi suất giảm dần tuy có khác nhau về cách hiểu và con số nhưng tựu chung số tiền phải trả là như nhau. Trong các hợp đồng tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng thường chọn ghi lãi suất giảm dần, hãy quy về lãi suất cố định để dễ hiểu hơn.
Hầu hết các khoản cho vay tín chấp đều có phụ phí ngoài lãi suất phải trả. Hãy kiểm tra tất cả các khoản “phí ẩn” nếu có: Phí tư vấn, phí hồ sơ, phí thẩm định…. Có ngân hàng tính lãi suất cho vay thấp hơn nhưng thu phụ phí cao hơn. trong những trường hợp như vậy, bạn cần tỉnh táo để biết chính xác tổng chi phí cho khoản vay của mình. Những gì có vẻ như một lời đề nghị hấp dẫn thương ẩn trong đó là một khoản phí ẩn.
Trước khi nhận khoản vay tiêu dùng, bạn cần phải biết chính xác về khả năng thanh toán hàng tháng của mình, bạn cần biết số tiền phải trả sẽ chiếm bao nhiêu trong thu nhập hàng tháng và bạn có thể trả nó mà vẫn sống bình thường được. Một khi biết số tiền phải trả và bạn vẫn đảm bảo khả năng trả nợ hàng tháng, hãy liên hệ ngân hàng và báo cho họ con số hợp lý đó.
Các ngân hàng sẽ bị thiệt nếu bạn trả nợ sớm. Các ngân hàng thường đưa ra một con số % bạn phải trả thêm nếu bạn tiến hành tất toán trước hạn. Mặc dù vậy, bạn cũng nên xem xét chịu mức phí này nếu bạn tính toán số tiền lãi có thể tiết kiệm được so với số % phí mà bạn sẽ trả.
Một số lượng lớn các yêu cầu vay tín chấp bị từ chối mỗi ngày chỉ đơn giản vì người đi vay không chuẩn bị được các giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu. Hãy làm theo các hướng dẫn và không bao giờ nộp các giấy tờ “bị chỉnh sửa” cho ngân hàng.
Nhận một khoản vay tín chấp có thể là một áp lực cho bạn nhưng cũng là một cách tuyệt vời để giải quyết các vấn đề phát sinh. Mặc dù bạn cảm thấy bạn đang cần sự giúp đỡ của ngân hàng cho vay, nhưng thật sự không phải, bạn là một người tiêu dùng, bạn có quyền của mình. Hãy hiểu biết và lựa chọn đúng!
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 219/2013/NĐ-CP, Vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức Hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của bên đi vay.
Nếu là khoản vay trung hạn, dài hạn, thì khoản vay này phải chuyển vào tài khaorn vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp, sau đó có thể giải ngân vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp để thực hiện các chi trả cho mục đích vay.
Nếu là khoản vay ngắn hạn, khoản vay này được chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp hoặc tài khoản của doanh nghiệp sử dụng cho mục đích nhận tiền vay và trả nợ vay ngắn hạn.
Doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp: Khoản vay nước ngoài được chuyển vào tài khoản vay.
Theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 69 Luật nhà ở 2014, vay vốn để đầu tư dự án được thực hiện thông qua các hình thức:
Khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở quy định:
Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;
Chủ đầu tư phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản; trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó; trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng.
Như vậy, Khách hàng cần lưu ý cần phải kiểm tra hồ sơ pháp lý của các dự án đáp ứng theo quy định của pháp luật khi nhà đầu tư thực hiện vay vốn của khách hàng nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Để mua đất nền của các dự án, khách hàng thường vay vốn theo hình thức vay thế chấp. Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng. Theo hình thức vay này người đi vay phải có tài sản đảm bảo. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% – 120% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất do không quá cao, phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả doanh nghiệp và cá nhân. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn đôi khi sẽ khá cao.
Khi công ty muốn vay vốn cổ đông thì giữa công ty và cổ đông phải lập Hợp đồng vay vốn theo lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm. Để vay vốn, các cổ đông cần phải họp đại hội đồng cổ đông về số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay, quyền và nghĩa vụ của các bên… và lập biên bản họp đại hội đồng cổ đông để có cơ sở thực hiện Hợp đồng vay vốn cổ đông,.
Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hội vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Hội nông dân các cấp
Tổ hợp tác của Hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp có ký Hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác với Hội nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
Các đối tượng khác khi có quyết định của Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam.
Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp.
Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và đời sống nông dân.
Hợp đồng vay nên lập thành văn bản
Theo quy định pháp luật, Hợp đồng vay có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của các bên và quyền lợi của các bên thì Hợp đồng nên được lập thành văn bản.
Lãi suất vay
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/năm. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Nếu lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, người cho vay có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt tù đến 03 năm.
Nên có tài sản bảo đảm cho khoản vay
Để tránh trường hợp đến thời hạn trả nợ mà người vay cố tình trây ì, không chịu trả nợ thì khi cho vay (thường là những khoản tiền lớn), người cho vay nên yêu cầu người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị thuộc quyền sở hữu của họ để bảo đảm cho khoản vay.
Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng (như ôtô, xe máy hoặc quyền sử dụng đất), hai bên cần phải lập hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng thế chấp.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về việc thi hành Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã cho phép người dân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thay vì chỉ có tổ chức tín dụng như trước đây.
Tuy nhiên, người nhận thế chấp là cá nhân phải lưu ý tới các quy định về công chứng, đăng ký thế chấp. Khi công chứng, các bên sẽ được công chứng viên tư vấn, kiểm tra về các điều kiện để thế chấp quyền sử dụng như đất không tranh chấp, đã được cấp giấy chứng nhận hay quyền sử dụng đất vẫn còn thời hạn cũng như hướng dẫn các thủ tục đăng ký tài sản thế chấp...
HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN
Số: …../…../HĐ
(Số đăng ký tại NH/HTXTD:…../…..)
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ...., Tại …………………………………………Chúng tôi gồm có:
(Nếu vay Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, thì có thêm yếu tố xét đơn xin của đương sự).
BÊN CHO VAY (BÊN A): ........................................................................................................
Địa chỉ:………………………………………………………………………….……………………………..
Điện thoại: ……………………………………..…………… Fax: …………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………Tài khoản số:………………………………...
Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: ……………………….………
Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… làm đại diện.
BÊN VAY (BÊN B): ................................................................................................................
Địa chỉ:………………………………………………………………………….……………………………..
Điện thoại: ……………………………………..…………… Fax: …………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………Tài khoản số:………………………………...
Tài khoản tiền gửi VNĐ số: ………………………….. tại Ngân hàng: ………………………………….
Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số: …………………….... tại Ngân hàng: ………………………………….
Do Ông (Bà): ………………………………………………….. Sinh năm: ……………………….………
Chức vụ: ………………………………………………………………………………..…… là đại diện.
Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:
Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng
Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:
- Bằng số: ……………………………………………………………………………..
- Bằng chữ: ……………………………………………………………………………
Điều 2: Thời hạn và phương thức vay
2.1. Thời hạn vay là ………………… tháng
- Kể từ ngày ……………………… tháng … ………….năm ……………………..
- Đến ngày ………………………... tháng …………… năm ……………………..
2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):
- Chuyển khoản qua tài khoản: …………………………………….……………….
- Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………….....
- Cho vay bằng tiền mặt.
Chuyển giao thành ……… đợt
- Đợt 1: ……………………………………………………………………………….
- Đợt 2: ……………………………………………………………………………….
Điều 3: Lãi suất
3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.
3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.
3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ………………………………………………………………………………
3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là …… % một tháng.
3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá …. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.
Điều 4: Nghĩa vụ của bên A
4.1 Giao tiền cho bên B đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;
4.2 Bồi thường thiệt hại cho bên B, nếu bên A biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên B biết, trừ trường hợp bên B biết mà vẫn nhận tài sản đó;
4.3 Không được yêu cầu bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật dân sự 2005.
Điều 5: Nghĩa vụ của bên B
5.1 Bên B phải trả đủ tiền khi đến hạn;
5.2 Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên B;
5.3 Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên B không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5.4 Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên B không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên B phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Điều 6: Sử dụng tiền vay
Các bên có thể thoả thuận về việc tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng tiền vay và có quyền đòi lại tiền vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng tiền vay trái mục đích.
Điều 7: Biện pháp bảo đảm hợp đồng
7.1 Bên B đồng ý thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ………và giao toàn bộ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) ……………………………………
7.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.
7.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.
Điều 8: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng
Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.
Điều 9: Những cam kết chung
9.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.
9.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.
9.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án ………………….… nơi bên vay đặt trụ sở
Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… tháng …..… năm …….. đến ngày … tháng … năm ………..
Hợp đồng này được lập thành ……….… bản. Mỗi bên giữ ………… bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Hợp đồng vay vốn được thanh lý khi Hợp đồng vay vốn chấm dứt. Việc thanh lý Hợp đồng có thể lập biên bản thanh lý hoặc không lập biên bản thanh lý tùy theo sự thỏa thuận của các bên
2. Tranh chấp Hợp đồng vay vốn xảy ra khi nào
Tranh chấp Hợp đồng vay vốn xảy ra khi các bên vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng như: Vi phạm nghĩa vụ trả nợ, thời hạn thanh toán, trả lãi suất hoặc bất kỳ vi phạm nào khác mà bên bị vi phạm lại nhận thấy xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ.
Các nội dung trên sẽ giúp phần nào khách hàng hiểu thêm về Hợp đồng vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, việc ký kết cũng như đánh giá khả năng rủi ro trong Hợp đồng vay vốn không hề đơn giản. Vì vậy, Quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nêu trên, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho Khách hàng. Vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn theo thông tin dưới đây
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn