Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay đặc biệt là các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật? Trong bài viết này hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ về các vấn đề pháp lý liên quan đến quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân”.
Khoản 3 Điều 16 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định: “Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”.Có thể hiểu, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có mục đích sinh lợi.
Theo quy định tại Luật quảng cáo năm 2012 và Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì thuốc bảo vệ thực vật là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Điều 5 Nghị định 123/2018/NĐ-CP quy định khi cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thì phải có giấy phép quảng cáo: “Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo”. Do đó, cần phải xin giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
Theo Điều 32 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông năm 2012 như sau:
Vì vậy, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên bus không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt sau của xe.
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, theo đó thời hạn treo băng-rôn quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không quá 15 ngày.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:...b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản”. Theo đó, hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật nhưng không đưa ra tính năng, tác dụng thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Thêm vào đó, theo điểm b khoản 4 Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, còn buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau: “3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:...c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng”. Theo đó, bảng quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật che khuất bảng chỉ dẫn công cộng thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Thêm vào đó, theo điểm b khoản 5 Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP còn bị buộc tháo dỡ quảng cáo
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y: “4. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y phải có các nội dung sau đây: a) Tên thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; b) Tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản; c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.”
Theo đó, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải có các nội dung về những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:...b) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung: tên sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, tác dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản”. Theo đó, hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không không đưa ra lưu ý sử dụng, bảo quản thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Thêm vào đó, theo điểm b khoản 4 Điều 57 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, còn buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Trên đây là tư vấn của NPLaw đối với vấn đề rút vốn khỏi công ty cổ phần cũng như các tình huống thường gặp trên thực tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, vui lòng gửi về email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số: 0913 449968. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn