Đối với các cá nhân hay tổ chức muốn nhập hàng hoá về Việt Nam thì ủy thác xuất khẩu là nghiệp vụ thiết yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đầy đủ về vấn đề này. Thậm chí, nhiều người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn còn khá mơ hồ dẫn đến nhiều sai sót, tranh chấp phát sinh.
Hình ảnh ủy thác xuất khẩu
Vậy khi ủy thác xuất khẩu, các bên cần lưu ý những gì? Sau đây, NPLAW sẽ tư vấn các vấn đề pháp lý thường gặp liên quan đến uỷ thác xuất khẩu.
Mặc dù ủy thác xuất khẩu là một hình thức khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( còn gọi là SMEs) không có đủ tiềm lực để xuất khẩu trực tiếp, nhưng không phải lúc nào hình thức này cũng mang lại hiệu quả cao. Các doanh nghiệp ủy thác thường không kiểm soát tốt được giá trị thực của hợp đồng xuất khẩu, tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các công ty nhận ủy thác thường tính phí dịch vụ khá cao cho việc thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng có giá trị thấp hoặc sản phẩm nông sản, thủy sản, trong khi những doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lại không đủ tiềm lực để tự xuất khẩu trực tiếp.
Một trong những vấn đề lớn khi thực hiện ủy thác xuất khẩu là việc thiếu sự rõ ràng và minh bạch trong hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường không có đủ kinh nghiệm và kiến thức pháp lý để xây dựng hợp đồng ủy thác xuất khẩu chặt chẽ. Điều này dẫn đến việc khó kiểm soát quyền lợi và có thể gặp phải tranh chấp về phí ủy thác, giá cả, chất lượng hàng hóa hay việc giao hàng chậm trễ.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về ủy thác xuất khẩu. Ủy thác xuất khẩu tiếng Anh là Entrusted Export.
Uỷ thác xuất khẩu là việc công ty thuê một đơn vị khác (công ty giao nhận hoặc công ty chuyên kinh doanh dịch vụ uỷ thác) để thay mặt công ty thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá cho người mua ở thị trường nước ngoài. Do đó, công ty thứ ba đảm nhận công việc đưa sản phẩm (hàng hóa) của công ty đến với đối tác ở nước ngoài.
Ví dụ ủy thác xuất khẩu: Công ty TNHH Thương mại ABC chuyên bán đá Granite cho các công trình, giờ muốn xuất khẩu mặt hàng đá granite cho một công ty ở Ấn Độ. Do chưa có kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu, nên muốn hợp tác với công ty dịch vụ để xuất lô hàng sang Ấn Độ. Khi đó, dựa trên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ, công ty dịch vụ đó sẽ thay mặt Công ty ABC đàm phán ký kết hợp đồng với người bán Ấn Độ để xuất khẩu lô hàng từ Việt Nam để thu phí dịch vụ Ủy thác nhập khẩu.
Dưới đây là một số trường hợp phổ biến của ủy thác xuất khẩu:
Nội dung hợp đồng bao gồm các thông tin của 2 bên doanh nghiệp và các điều khoản như sau:
Hình ảnh hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu là quyền và nghĩa vụ của các bên là nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của hợp đồng và sự bảo vệ quyền lợi của các bên. Nếu không xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác, có thể dẫn đến tranh chấp liên quan.
Theo Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Danh mục hàng hóa cấm không được ủy thác xuất khẩu được quy định tại Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Ví dụ như:
Đối với đơn vị ủy thác hàng hóa xuất khẩu lập hóa đơn GTGT, thuế suất GTGT áp dụng bằng 0%, theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: Thuế suất 0% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu.
Điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu:
Như vậy, khi xuất hàng hoá giao cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu thì đơn vị có hàng hoá ủy thác xuất khẩu có xuất hóa đơn thuế 0%. Theo đó, để được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% thì đơn vị ủy thác hàng hóa cần lưu ý đáp ứng quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0% như trên.
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, các bên tiến hành xuất hóa đơn như sau:
Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng này để xuất cho khách hàng nước ngoài.
Như vậy, trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thì bên nhận ủy thác sẽ không phải xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu mà thay vào đó là sử dụng hóa đơn do bên có hàng hóa ủy thác xuất khẩu (bên ủy thác) lập để giao cho khách hàng nước ngoài.
Theo Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đơn vị ủy thác xuất khẩu khi xuất hàng hóa đi giao cho cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu thì đơn vị có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sau khi đã thực xuất khẩu thì đơn vị có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng.
Hình ảnh xuất khẩu
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử khi ủy thác xuất khẩu hàng hóa sẽ do bên ủy thác thực hiện.
Tại Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định, thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Do đó, thương nhân được uỷ thác cho thương nhân khác xuất khẩu các loại hàng hoá trừ các hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Như vậy, trong hoạt động uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu bên uỷ thác không thể uỷ thác cho bên nhận uỷ thác mua bán tất cả các hàng hoá lưu thông hợp pháp tại Việt Nam theo quy định nêu trên.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP thì đây là mức phạt với cá nhân, trường hợp với tổ chức mức phạt gấp đôi mức phạt trên.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề uỷ thác xuất khẩu. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn