Thời gian qua, tình hình bán hàng đa cấp tại Việt Nam đã gây ra nhiều sự chú ý tới cơ quan chức năng, dư luận, báo chí, những người tham gia và người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó vẫn được thừa nhận và áp dụng như một phương pháp hữu hiệu cần thiết với một nền kinh tế. Khi muốn tham gia bán hàng đa cấp, các bên trong quan hệ dân sự này đều phải thiết lập hợp đồng. Vậy vấn đề hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định như sau:
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là thỏa thuận bằng văn bản về việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp giữa cá nhân và doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp hiện nay được quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, quy định, khi cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thì sẽ chính thức trở thành người tham gia bán hàng đa cấp.
Khi thiết lập hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, các bên sẽ phải đảm bảo những nội dung theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Khi soạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp sẽ cần lưu ý một số điều sau:
Thứ nhất, kiểm tra xem doanh nghiệp đang tuyển dụng đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa?
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được đăng ký theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn. Các tổ chức, doanh nghiệp không có tên trong trên website này thì bị coi là có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC. Thứ hai, lưu ý trong các giao dịch đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp giấy chứng nhận. Người dân cần ký và lưu giữ hợp đồng bằng văn bản với doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong tất cả quá trình hoạt động bán hàng đa cấp, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến tiền, mua bán hàng hóa, người tham gia cần xác định rõ đối tượng giao dịch với mình là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chứ không phải bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác.
Thứ ba, các biểu hiện về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Cụ thể là các hành vi cấm đối với doanh nghiệp đa cấp được quy định tại Điều 5 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Đặc biệt, người tham gia cần lưu ý các hành vi có biểu hiện sau:
Thứ tư, kịp thời cung cấp dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cho cơ quan có thẩm quyền.Người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp cần lưu giữ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp để cung cấp cho cơ quan chức năng (Cục CT&BVNTD hoặc các Sở Công Thương địa phương) cũng như để xử lý và đòi quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có nhiều công ty/văn phòng luật cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Trong đó, công ty chúng tôi là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng. Với sự tư vấn nhiệt tình, và đảm bảo hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn