CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC CẦN LƯU Ý NHỮNG QUY ĐỊNH NÀO?

Chứng chỉ hành nghề kiến trúc đóng vai trò quan trọng trong ngành kiến trúc, đảm bảo chất lượng, an toàn, và tuân thủ các quy định pháp lý. Nó là một hình thức công nhận rằng kiến trúc sư đã qua đào tạo và đạt đủ kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Chứng chỉ này không chỉ giúp kiến trúc sư xây dựng sự uy tín và tạo cơ hội nghề nghiệp, mà còn bảo vệ lợi ích của cộng đồng và người sử dụng công trình. Nó đảm bảo rằng công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng an toàn, bền vững, và tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường. Cuối cùng, chứng chỉ hành nghề kiến trúc giúp tạo niềm tin cho khách hàng, đặc biệt là khi họ cần sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong việc xây dựng và thiết kế các công trình kiến trúc. Vậy nên, quý khách hàng cần lưu ý về quy định pháp luật liên quan đến chứng chỉ hành nghề kiến trúc nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý trong quá trình hành nghề.

 

I. Vai trò của chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Chứng chỉ hành nghề kiến trúc là một yếu tố quan trọng trong ngành kiến trúc, đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh. Trước hết, nó đảm bảo rằng kiến trúc sư đã đủ năng lực và kiến thức cần thiết để thiết kế và quản lý các dự án kiến trúc. Chứng chỉ này giúp bảo đảm rằng các công trình được thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

 

II. Quy định pháp luật về chứng chỉ hành nghề kiến trúc

1. Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Quy định về chứng chỉ hành nghề kiến trúc được điều chỉnh tại Điều 28 Luật kiến trúc 2019, cụ thể như sau:

  • Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề:
  • Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
  • Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
  • Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

 Điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

  • Điều kiện gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc:
  • Chứng chỉ hành nghề kiến trúc hết thời hạn sử dụng;
  • Bảo đảm phát triển nghề nghiệp liên tục;
  • Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Theo đó, để nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về trình độ đào tạo bậc cử nhân trở lên đồng thời có kinh nghiệm hành nghề trong khoản thời gian theo quy định của pháp luật và phải vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Đối với việc gia hạn chứng chỉ, cá nhân cần đảm bảo điều kiện liên quan đến quá trình hành nghề liên tục và không vi phạm quy tắc ứng xử nghề nghiệp.

 

2. Thẩm quyền cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Theo Điều 29 Luật kiến trúc 2019, cơ quan có thẩm quyền cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc là Hội đồng được thành lập bởi cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cụ thể, thành phần của Hội đồng xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm: Đại diện cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân kiến trúc cấp tỉnh tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc hoặc cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc, chuyên gia về kiến trúc.

 

3. Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Trong một số trường hợp vi phạm điều kiện hành nghề, cá nhân sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề kiến trúc theo khoản 1 Điều 30 Luật Kiến trúc 2019, cụ thể như sau:

  • Không còn đủ điều kiện cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc quy định tại Điều 28 của Luật này;
  • Giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
  • Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
  • Có sai sót chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề kiến trúc gây hậu quả nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

 

4. Quyền và nghĩa vụ của kiến  trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc

Khi kiến trúc sư hành nghề có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, Điều 32 Luật kiến trúc 2019 quy định những quyền và nghĩa vụ mà kiến trúc sư có như sau:

 Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc

  • Quyền của kiến trúc sư:
  • Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
  • Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
  • Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
  • Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
  • Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
  • Nghĩa vụ của kiến trúc sư:
  • Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
  • Phát triển nghề nghiệp liên tục;
  • Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
  • Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

Theo đó, khi hành nghề kiến trúc, kiến trúc sư cần lưu ý thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định pháp luật cũng như nắm rõ quyền lợi chính đáng của mình nhằm hạn chế những rủi ro pháp lý không đáng có.

 

III. Giải đáp một số câu hỏi về chứng chỉ  hành nghề kiến trúc

1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam không?

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật kiến trúc 2019 quy định những điều kiện người nước ngoài cần đáp ứng khi hành nghề kiến trúc tại Việt Nam:

  • Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

Vậy nên, người nước ngoài vẫn được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng những điều kiện theo quy định về chứng chỉ hành nghề kiến trúc hợp lệ và tuân thủ hệ thống quy định, quy tắc ứng xử hành nghề kiến trúc tại Việt Nam.

 

2. Có được cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi bị thu hồi không?

Khoản 3 Điều 30 Luật kiến trúc 2019 quy định về trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc, cụ thể như sau: 

Trường hợp bị thu hồi, chứng chỉ hành nghề kiến trúc chỉ được cấp lại sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc sau 12 tháng kể từ ngày hết thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan về kiến trúc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khi bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, cá nhân vẫn được cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đã bị thu hồi khi hết thời hạn thu hồi đối với từng trường hợp khác nhau và đảm bảo tuân thủ các điều kiện về cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

3. Thời hạn sử dụng của chứ ng chỉ hành nghề kiến trúc là bao lâu?

Thời hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật kiến trúc 2019. Theo đó, chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thời hạn 10 năm và có giá trị sử dụng trong phạm vi cả nước.

Phải đạt yêu cầu sát hạch thì mới​​​​​​​ được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có đúng không?

4. Phải đạt yêu cầu sát hạch thì mới​​​​​​​ được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc có đúng không?

Đạt yêu cầu sát hạch là một trong những điều kiện tiên quyết để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật kiến trúc 2019. Tuy nhiên, trường hợp cá nhân có thời gian hành nghề như trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về kiến trúc, đào tạo trình độ đại học trở lên về kiến trúc hoặc hành nghề kiến trúc thì được miễn điều kiện đạt yêu cầu sát hạch.

Vậy nên, đạt yêu cầu sát hạch là điều kiện được miễn trong trường hợp cá nhân có thời gian hành nghề kiến trúc liên trục trong suốt 10 năm.

 

5. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có thể tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc được không?

Căn cứ Điều 21 Luật kiến trúc 2019 quy định, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc.

Vậy nên, trường hợp cá nhân không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc thì vẫn được tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc, nhưng không được trực tiếp đảm nhận chứng danh chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chuyên môn về hoạt động kiến trúc.

 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về chứng chỉ  hành nghề kiến trúc

Trên đây là những thông tin về chứng chỉ hành nghề kiến trúc. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật liên quan đến thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc hãy liên hệ với NPLaw để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan