Nhờ vào sự phát triển của xã hội, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục xin cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau đây, NPLaw sẽ phân tích các quy định của pháp luật về cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tính chung 11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 147,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.450,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 905,7 nghìn lao động, giảm 0,5% về số doanh nghiệp, tương đương về vốn đăng ký và giảm 8,0% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng năm 2024 đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm 2024 là gần 2.912,1 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy hiện nay nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới rất lớn và thực tiễn có rất nhiều doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hiểu là quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu cho một tổ chức hoặc cá nhân khi họ thành lập doanh nghiệp mới và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
Theo Điều 32, 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc loại hình doanh nghiệp theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ có quy định cụ thể khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là cơ quan Cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bị mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi cấp thì có được cấp lại.
Tại Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện trên thì không được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn