Quảng cáo là một hình thức quảng bá sản phẩm khá phổ biến trên thị trường kinh tế hiện nay. Tuy nhiên để thực hiện được một chương trình quảng cáo, mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải tiến hành một thủ tục hành chính gọi là thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo. Vậy làm sao để hiểu thế nào là cấp phép quảng cáo và những vấn đề liên quan xoay quanh về cấp phép quảng cáo như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Vai trò của việc cấp phép quảng cáo
Cấp phép quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát các hoạt động quảng cáo trên thị trường. Việc cấp phép giúp đảm bảo rằng quảng cáo được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và cộng đồng. Đồng thời, việc cấp phép cũng giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo, không tạo ra sự thiên vị hay độc quyền cho các doanh nghiệp cụ thể. Ngoài ra, việc cấp phép còn đảm bảo rằng các thông tin quảng cáo đều được kiểm tra và xác minh tính chính xác trước khi được phát hành ra công chúng.
.jpg)
II. Quy định pháp luậ t về cấp phép quảng cáo
1. Cấp phép quảng cáo là gì
Giấy phép quảng cáo (hay giấy xác nhận nội dung quảng cáo) là giấy phép được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình. Các tổ chức, cá nhân muốn xin giấy phép quảng cáo phải làm hồ sơ gửi tới cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cấp phép.
.png)
2. Các trường hợp phải xin cấp phép quảng cáo
Căn cứ Khoản 4, Điều 20 Luật Quảng cáo 2012, những trường hợp cụ thể dưới đây trước khi tiến hành truyền thông sản phẩm cần phải xin giấy phép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể:
- Sản phẩm là thuốc, liên quan đến thuốc;
- Sản phẩm mỹ phẩm;
- Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em;
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Hóa chất, chế phẩm;
- Dịch vụ chữa bệnh, khám bệnh;
- Dịch vụ cung cấp trang thiết bị y tế;
- Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu bảo vệ thực vật;
- Thuốc cho thú ý, vật tư thú y;
- Phân bón, chế phẩm sinh học;
- Các hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, khử khuẩn trong đời sống và y tế.
- Đối với những sản phẩm, dịch vụ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép quảng cáo. Ví dụ các sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng như: vật liệu, gạch ốp lát, sắt thép…hoặc các sản phẩm đồ gia dụng trong gia đình.
3. Điều kiện được cấp phép quảng cáo là gì?
Bước đầu tiên để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm là phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật Quảng cáo 16/2012/QH13, cụ thể:
- Quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Quảng cáo cho các loại hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa, dịch vụ
- Quảng cáo tài sản có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
- Quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Quảng cáo thuốc: thuốc phải được phép quảng cáo và có giấy phép lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực cùng tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;\
- Quảng cáo mỹ phẩm: có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng dùng trong gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được Bộ Y tế cấp;
- Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng trong nước; nếu là sản phẩm nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm: có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền;
- Quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh: có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp;
- Quảng cáo trang thiết bị y tế: có giấy phép lưu hành nếu thiết trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị nhập khẩu;
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật: có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật: có giấy phép kiểm dịch thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
- Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y: có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi: có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
III. Giải đáp một số câu hỏi về cấp phép quảng cáo
1. Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép quảng cáo
- Thủ tục xin giấy phép quảng cáo sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép theo yêu cầu;
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ và trả kết quả.
- Về hồ sơ:
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng bảng quảng cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật Quảng cáo 2012, gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp phép;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê/ văn bản thỏa thuận/ văn bản thông báo trúng thầu,... tương ứng.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đặt biệt:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp phép;
- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo;
- Mẫu nhãn sản phẩm, hồ sơ, tài liệu lương ứng đối với từng sản phẩm, dịch vụ.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo
Xin giấy phép quảng cáo là một trong những thủ tục cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần thực hiện khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Tuy nhiên, khác với những thủ tục hành chính khác, thủ tục xin giấy phép quảng cáo được thực hiện ở những cơ quan khác nhau tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp quảng cáo.
Cụ thể:
- Đối với quảng cáo những hàng hóa, dịch vụ đặt biệt: doanh nghiệp cần xin giấy phép tương ứng tại Sở Y tế, Cục Quản lý dược, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý khám, chữa bệnh,...
- Đối với quảng cáo trên bảng quảng cáo hoặc băng rôn và việc xây dựng công trình quảng cáo: xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng tại địa phương.
3. Cách tra cứ u giấy phép quảng cáo
- Tra cứu trên tài khoản đăng ký của doanh nghiệp
- Khi nộp hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp sẽ phải lập một tài khoản trên cổng thông tin của Cục an toàn thực phẩm: http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
- Sau khi được cấp giấy phép, nếu muốn tra cứu số giấy phép, ngày cấp, nội dung, doanh nghiệp chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của mình. Sau đó, chọn phần hồ sơ đã trả lời kết quả, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về các giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp đã được cấp.
- Nội dung hiển thị bao gồm: Mã hồ sơ tiếp nhận, số xác nhận quảng cáo, ngày trả kết quả trực tuyến, tên sản phẩm và phương tiện quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tải Giấy phép bản mềm tại cột cuối cùng của bảng thông tin.
- Tra cứu trực tiếp trên cổng thông tin http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn.
- Một đáp án khác cho câu hỏi thường gặp tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ở đâu? Chính là trực tiếp trên cổng thông tin của Cục An toàn thực phẩm. Đối với hình thức tra cứu này doanh nghiệp không cần đăng nhập tài khoản, mọi người chỉ cần truy cập vào trang web phía trên.
- Sau đó, chọn mục “tra cứu”. Tại ô tìm kiếm, gõ tên doanh nghiệp hoặc tên sản phẩm (gõ chính xác) để xem kết quả tìm kiếm.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cấp phép quảng cáo
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề cấp phép quảng cáo. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn