CHỈ GIỚI XÂY DỰNG

Hiện nay việc xây dựng nhà ở hay các công trình khác đang diễn ra rất phổ biến. Để nhằm thuận tiện cho việc quản lý, cũng như để đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể để cho những người xây dựng công trình tuân theo. Trong đó có các quy định về chỉ giới xây dựng. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chỉ giới xây dựng và những vấn đề liên quan xoay quanh về chỉ giới xây dựng như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng chỉ giới xây dựng hiện nay

Thiếu sự chú trọng vào việc xây dựng chỉ giới: Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nhiều địa phương thiếu sự chú trọng đặc biệt vào việc xây dựng chỉ giới, dẫn đến tình trạng hỗn loạn về quy hoạch, thiếu tính hệ thống và sự phân cấp không rõ ràng.

Việc thực thi chỉ giới còn nhiều hạn chế: Quản lý và thực thi chỉ giới hiện nay còn nhiều hạn chế, gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, đo đạc, xác định và bảo tồn chỉ giới, góp phần cản trở quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.

Sự xâm phạm vào chỉ giới: Do sự phát triển chưa đồng đều của các ngành kinh tế, xã hội, nhiều trường hợp giả thuyết từ các hoạt động xây dựng, thương mại, trồng trọt,... đã xâm phạm vào chỉ giới đã được quy định, gây ra tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Ý thức về việc bảo vệ chỉ giới còn chưa đủ: Một số cộng đồng và cá nhân chưa có ý thức về việc bảo vệ chỉ giới, thường xuyên vi phạm, làm thay đổi chỉ giới mà không xin phép, góp phần làm gia tăng tình trạng khủng hoảng môi trường và thất thoát tài nguyên.

Cần nâng cao chất lượng chỉ giới xây dựng: Việc xây dựng chỉ giới cần được thực hiện một cách chính xác, khoa học và minh bạch, đảm bảo tính chất lượng cao và đáng tin cậy, từ đó góp phần tạo ra một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và bền vững.

Thực trạng chỉ giới xây dựng hiện nay

II. Các quy định liên quan đến chỉ giới xây dựng

1. Thế nào là chỉ giới xây dựng?

Chỉ giới xây dựng được quy định rõ tại Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 05/7/2021), cụ thể khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:

“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.

Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.

Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định khác về mặt câu từ nhưng bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng 2014.

Tóm lại, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

Các quy định liên quan đến chỉ giới xây dựng

2. Cách xác định chỉ giới xây dựng

Theo Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.

3. Hình phạt đối với hành vi xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng

Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng bị phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền thì xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng sẽ buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm mà không được điều chỉnh giấy phép xây dựng để hợp thức hóa hành vi vi phạm này (theo điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chỉ giới xây dựng

1. Có được phép vượt quá chỉ giới xây dựng khi xây móng nhà không?

Căn cứ vào khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“9. Xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

Như đã đề cập ở nội dung trên thì chỉ giới xây dựng chính là đường ranh để xác định giới hạn phần diện tích được phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

Do đó, nếu như xây dựng nhà ở vượt quá chỉ giới xây dựng thì sẽ không đúng với quy hoạch xây dựng. Do đó, sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, căn cứ vào điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”

Theo đó, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì người vi phạm còn sẽ phải phá dỡ công trình, phần công trình vượt quá chỉ giới xây dựng theo quy định nêu trên.

Mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 1/2 so với tổ chức.

2. Có bị thu hồi đất ở khi thửa đất nằm ngoài chỉ giới xây dựng?

Căn cứ vào quy định tại Điều 157 Luật Đất đai 2013 có quy định về đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn như sau:

Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn bao gồm đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.

Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.

Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.

Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3. Hướng dẫn cách xem chỉ giới xây dựng?

Cách 1: Yêu cầu cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin chỉ giới xây dựng

Căn cứ vào Điều 43 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều 37 của Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định như sau:

“Điều 43. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng

1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Công khai hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, đăng tải trên trang thông tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng;

b) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Cung cấp thông tin bằng văn bản giấy, văn bản điện tử theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Phát hành ấn phẩm về quy hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và thông tin khác liên quan đến quy hoạch xây dựng khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.

Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.”

Như vậy, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ,…

Do đó, tổ chức, cá nhân có yêu cầu có thể đề nghị cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng cung cấp thông tin về chỉ giới xây dựng.

Cách 2: Xem chỉ giới xây dựng trên giấy phép xây dựng

Căn cứ vào Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“Điều 90. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.”

Theo quy định trên thì chỉ giới xây dựng là một trong những nội dung của giấy phép xây dựng. Do đó, tổ chức, cá nhân có thể xem chỉ giới xây dựng trên giấy phép xây dựng.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chỉ giới xây dựng

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chỉ giới xây dựng. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan