Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt theo đúng quy định của pháp luật.Vậy làm sao để hiểu thế nào là chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của mình thông qua việc thành lập nhiều chi nhánh tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả nền kinh tế, chính sách đầu tư và môi trường kinh doanh của từng quốc gia.
Có một số chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của quốc gia mà họ đặt chi nhánh. Những chi nhánh này thường được đầu tư nhiều nguồn lực và có thể tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của công ty ở nước ngoài và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và giao dịch, các doanh nghiệp thường hoạt động dưới hình thức chi nhánh.
Theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về khái niệm về chi nhánh. Đồng thời dẫn theo tại Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định về thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài.
III. Quy định pháp luật về thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;
- Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;
- Người đứng đầu Chi nhánh;
- Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh.
Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
Người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân được thương nhân nước ngoài bổ nhiệm quản lý hoạt động của một chi nhánh của họ tại Việt Nam.
Do đó người đứng đầu chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thì các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
Việc thành lập Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn được phép nếu thương nhân nước ngoài thuộc đối tượng có quyền được thành lập, đảm bảo điều kiện được cấp Giấy phép thành lập, thực hiện nộp hồ sơ theo trình tự và không thuộc các trường hợp không được cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 3 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về quyền thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh đối với thương nhân nước ngoài như sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Thời hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được quy định tại Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC thì lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh là 50.000 đồng/lần và khi đăng ký thành lập văn phòng đại diện qua mạng thì sẽ được miễn lệ phí.
Theo quy định, hàng năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng 4 loại thuế cơ bản: Lệ phí môn bài, Thuế TNDN, Thuế GTGT, Thuế TNCN. Ngoài ra, tùy theo ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký luật còn quy định thêm những loại thuế khác như Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất nhập khẩu,…
Một là thuế môn bài: là loại thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Lệ phí môn bài được quy định như sau:
Bậc |
Số vốn đăng ký kinh doanh |
Lệ phí môn bài |
1 |
Trên 10 tỷ |
3.000.000 đồng |
2 |
Từ 5 đến 10 tỷ |
2.000.000 đồng |
3 |
Từ 2 đến 5 tỷ |
1.500.000 đồng |
4 |
Dưới 2 tỷ |
1.000.000 đồng |
Trong đó,vốn đăng ký kinh doanh được xác định dựa trên: vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty Cổ phần, Hợp tác xã và vốn đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hai là, thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất , kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bằng doanh thu trừ đi các khoản chi được trừ, thu nhập được miễn trừ thuế và các khoản lỗ được chuyển kết từ năm trước nhân với thuế suất. Thuế suất đối với các lĩnh vực hoạt động khác nhau sẽ khác nhau:
Ba là, thuế giá trị gia tăng: được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp
Phương pháp khấu từ thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng giá trị hàng hoá , dịch vụ bán ra nhân với thuế suất giá trị gia tăng sau đó trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế giá trị gia tăng sẽ khác nhau sẽ có các mức là: 0%, 5% và 10%.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau, thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng doanh thu nhân tỷ lệ phần trăm để tính thuế. Tỷ lệ phần trăm để tính thuế được tính như sau:
Tư là, thuế xuất nhập khẩu
Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %, Thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với giá tính thuế và nhân với thuế suất.
Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế tuyệt đối nhân với tỷ giá tính thuế.
Thuế tài nguyên
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế. Thuế tài nguyên phải nộp bằng sản lượng tài nguyên tính thuế nhân với giá tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế sử dụng đất: Có hai loại thuế sử dụng đất mà doanh nghiệp nước ngoài phải đóng đó là thuế đối với đất kinh doanh sử dụng toàn bộ vào mục đích kinh doanh và thuế đối với đất phi nông nghiệp sử dụng cho mục đích kinh doanh không xác định được phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn