CHỦ SỞ HỮU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, có rất nhiều kiến thức cần tìm hiểu: Trong đó phải kể đến khái niệm, đặc điểm và đặc biệt phải có cái nhìn so sánh ưu nhược điểm với các loại hình doanh nghiệp khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và những vấn đề liên quan xoay quanh về chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Hiện nay, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đang tăng lên do sự phát triển của nền kinh tế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân của chính phủ. Đa số doanh nghiệp tư nhân tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế như khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp lớn, thiếu nguồn vốn, quy mô hoạt động nhỏ và chưa có sự chuyên nghiệp trong quản lý doanh nghiệp.

II. Các quy định pháp luật liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

1. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là ai?

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Do doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp một chủ, do duy nhất một chủ thể đứng ra thành lập, tương tư như công ty TNHH một thành viên. Nên cá nhân chính là người làm chủ, sử dụng chính tài sản của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, không liên kết và chia sẻ với bất kỳ ai khác.

 Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể là tổ chức không?

Là người duy nhất đầu tư vốn và thành lập doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân chính là cá nhân duy nhất có quyền quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, tổ chức quản và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

2. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có thể là tổ chức không?

Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định trên đây thì doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ và tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó, tổ chức không thể làm chủ doanh nghiệp tư nhân mà chỉ có cá nhân mới được phép làm chủ doanh nghiệp.

3. Quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ quy định tại Điều 188, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 193 Luật doanh nghiệp 2020, quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

- Toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: phương án phát triển công ty; điều hành hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; quyết định đầu tư dự án; thuê lao động; bổ nhiệm các chức danh quản lý; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.

- Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, 

- Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

4. Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ quy định tại Điều 188, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 193 Luật doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân

- Bảo đảm các nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.

- Báo cáo tài chính theo định kỳ

- Thực hiện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành cho thuê, bán hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

III. Các thắc mắc liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân?

Căn cứ theo  Điều 186 Luật doanh nghiệp 2014: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định, trong hợp đồng cho thuê.

Theo đó, cho thuê doanh nghiệp tư nhân là việc chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển quyền sử dụng Doanh nghiệp tư nhân do mình đăng ký kinh doanh cho người khác trong một thời gian nhất định để nhận tiền thuê.

*Căn cứ theo Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
  • Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
  • Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
  • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật.

Theo đó,  bán doanh nghiệp tư nhân  là việc chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển giao quyền sở hữu có thu tiền doanh nghiệp tư nhân cho người khác.

2. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân cho thuê doanh nghiệp tư nhân thì có còn phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp đó trong thời gian cho thuê không?

Căn cứ Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cho thuê doanh nghiệp tư nhân như sau:

“Cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.”

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực.

Và theo quy định pháp luật, trong thời gian cho thuê thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.

3. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân mất mà không để lại di chúc thì doanh nghiệp tư nhân sẽ do ai làm chủ sở hữu?

Căn cứ Điều 650 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia thừa kế như sau:

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

...

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại."

Bên cạnh đó tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

"Điều 193. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt

...

2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó."

Theo đó, trường hợp nếu chủ sở hữu doanh nghiệp mất mà không để lại di chúc thì sẽ xét theo hàng thừa kế để phân chia di sản.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi tức của doanh nghiệp tư nhân không?

Khoản lợi tức của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) như sau:

“Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

...

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

...

c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.

d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.”

Theo quy định trên thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi tức của doanh nghiệp tư nhân.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan