Mỗi cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiện nay, theo quy định pháp luật có các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Để thành lập doanh nghiệp, hoạt động được thì vốn là một yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, kinh doanh. Như vậy để có vốn thì việc góp vốn điều lệ là một trong những bước quan trọng để thành lập một doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc góp vốn điều lệ? Có thể góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay không? Bài viết sau đây, NPLAW sẽ giải đáp cho Quý bạn đọc.
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, thanh toán bằng tiền mặt là việc sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để trực tiếp chi trả/thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Như vậy, qua các quy định trên, ta có thể hiểu rằng, việc góp vốn bằng tiền mặt là việc góp tiền giấy, tiền kim loại để tạo thành vốn điều lệ của công ty.
- Đối với doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt gồm cả tiền giấy, tiền kim loại để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn, mua bán và chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
+ Thanh toán bằng Séc;
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành
- Đối với cá nhân
Theo Công văn 786/TCT-CS thì cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp được phép thanh toán bằng tiền mặt.
Như vậy, cá nhân khi góp vốn điều lệ vào các doanh nghiệp có thể góp bằng tiền mặt, không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng. Nhưng đối với doanh nghiệp thì không được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Theo Công văn 786/TCT-CS thì cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp được phép thanh toán bằng tiền mặt.
Như vậy, cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp có thể góp bằng tiền mặt, không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng.
Trong trường hợp cá nhân góp vốn bằng tiền mặt cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết như sau:
- Phiếu thu: Nội dung ghi rõ góp vốn kinh doanh vào công ty; có đầy đủ chữ ký và họ tên của người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu.
- Biên bản kiểm kê tiền mặt;
- Biên bản góp vốn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Như vậy, doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt để góp vốn vào doanh nghiệp khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đều được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Theo Công văn 786/TCT-CS thì cá nhân là chủ thể duy nhất được góp vốn điều lệ bằng tiền mặt.
Theo quy định hiện nay, thì tổ chức không thực hiện góp vốn bằng tiền mặt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian góp vốn điều lệ đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định như sau: Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, thời gian góp vốn của công ty cổ phần trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Riêng đối với Công ty hợp danh thì thời hạn góp vốn điều lệ của Công ty hợp danh dựa vào cam kết của các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn là bao lâu chứ không quy định cụ thể thời gian như các loại hình doanh nghiệp khác. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020.
NPLAW cung cấp dịch vụ tư vấn về góp vốn bằng tiền mặt vào doanh và các vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NP LAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Quý khách hàng nên tìm đến Luật sư tư vấn về vấn đề góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp bởi vì:
- NPLAW sẽ giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.
- Giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
- Với đội ngũ chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm, giúp khách hàng tư vấn, soạn thảo hồ sơ.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn