CHUYỂN DỮ LIỆU CÁ NHÂN RA NƯỚC NGOÀI

Mục lục Ẩn

  1. I. Nhu cầu chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài hiện nay
  2. II. Quy định pháp luật về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài
    1. 1. Thế nào là chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài?
    2. 2. Điều kiện để chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài
    3. 3. Cách thức chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài
    4. 4. 03 trường hợp ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài theo quy định mới nhất là những trường hợp nào? 
  3. III. Một số thắc mắc về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài
    1. 1. Tình trạng mua bán dữ liệu chui đang ngày càng phổ biến. Nhiều đối tượng còn đăng bán công khai trên các trang mạng. Vậy hành vi này có vi phạm không?
    2. 2. Cần phải thực hiện những thủ tục gì khi chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài?
    3. 3. Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài có bắt buộc phải gửi bản chính hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài tới Bộ Công an hay không?
    4. 4. Doanh nghiệp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì phải lưu ý điều gì?
    5. 5. Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài có phải thông báo chi tiết liên lạc cá nhân phụ trách sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công không?
    6. 6. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có yêu cầu của Bộ Công an là bao nhiêu ngày?
  4. IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vấn đề chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và những vấn đề liên quan xoay quanh về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Nhu cầu chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài hiện nay

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến nhu cầu chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài tăng lên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Công việc: Người dùng có thể chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài do công việc yêu cầu. Đây có thể là việc di chuyển sang làm việc ở văn phòng của công ty mẹ ở một quốc gia khác, hoặc để làm việc từ xa.

- Học tập: Người dùng có thể chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài để học tập. Đây có thể là việc du học ở một quốc gia khác hoặc học trực tuyến qua các trường học và tổ chức giáo dục trực tuyến toàn cầu.

- Chăm sóc sức khỏe: Người dùng có thể chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài để nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc có giá phù hợp hơn. Điều này có thể bao gồm du lịch y khoa hoặc điều trị trong các cơ sở y tế ở nước ngoài.

- Di trú: Người dùng có thể chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi di trú. Điều này có thể xảy ra khi người dùng chuyển đến quốc gia khác để sống và làm việc hoặc để tham gia các chương trình di trú và tị nạn.

- Kinh doanh: Doanh nghiệp có thể chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặt văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu ở nước ngoài, hoặc hợp tác với các đối tác quốc tế.

Tuy nhiên, việc chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài cần tuân thủ các quy định và luật pháp về bảo vệ dữ liệu cá nhân của quốc gia và tổ chức. Người dùng cần đảm bảo rằng việc chuyển dữ liệu diễn ra một cách an toàn và tuân theo các quy tắc và quy định được đặt ra.

Nhu cầu chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài hiện nay

II. Quy định pháp luật về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Thế nào là chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau:

Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài là hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, bao gồm:

- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài để xử lý phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.

- Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.

 Thế nào là chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài?

2. Điều kiện để chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

“Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài khi Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

3. Cách thức chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

Ngày 17/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có định nghĩa về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau:

“Giải thích từ ngữ

...

Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài là hoạt động sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử hoặc các hình thức khác chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài để xử lý phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý;

b) Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam bằng các hệ thống tự động nằm ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với mục đích đã được chủ thể dữ liệu đồng ý.”

Theo đó, có 02 hình thức chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau:

- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam cho tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận quản lý ở nước ngoài;

- Xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

4. 03 trường hợp ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài theo quy định mới nhất là những trường hợp nào? 

Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

“Tại khoản 8 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp Bộ Công an quyết định yêu cầu ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau:

Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

...

8. Bộ Công an quyết định yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp:

a) Khi phát hiện dữ liệu cá nhân được chuyển được sử dụng vào hoạt động vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không chấp hành quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;

c) Để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.”

Như vậy, việc chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài sẽ bị yêu cầu ngừng chuyển ra trong 03 trường hợp sau:

- Phát hiện dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài được sử dụng vào hoạt động vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia;

- Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;

- Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi;

- Để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

III. Một số thắc mắc về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Tình trạng mua bán dữ liệu chui đang ngày càng phổ biến. Nhiều đối tượng còn đăng bán công khai trên các trang mạng. Vậy hành vi này có vi phạm không?

Tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

“Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.

2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.”

Như vậy, việc đăng bán dữ liệu cá nhân công khai trên mạng là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Cần phải thực hiện những thủ tục gì khi chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

“Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

1. Dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.”

Theo quy định nêu trên thì dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài khi Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

Trong đó, bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài bao gồm:

- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân;

- Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân,

- Bên Xử lý dữ liệu cá nhân;

- Bên thứ ba.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:

“2. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, gồm:

a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên chuyển dữ liệu và Bên tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách của Bên chuyển dữ liệu có liên quan tới việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

c) Mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam sau khi được chuyển ra nước ngoài;

d) Mô tả và làm rõ loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài;

đ) Mô tả và nêu rõ sự tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này, chi tiết các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

e) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó;

g) Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trên cơ sở biết rõ cơ chế phản hồi, khiếu nại khi có sự cố hoặc yêu cầu phát sinh;

h) Có văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân chuyển và nhận dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.”

Như vậy, hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài bao gồm những giấy tờ theo nội dung quy định nêu trên.

Theo đó, hồ sơ phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.

Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

3. Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài có bắt buộc phải gửi bản chính hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài tới Bộ Công an hay không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau

“3. Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an.

Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Bên chuyển dữ liệu thông báo gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) thông tin về việc chuyển dữ liệu và chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.”

Như vậy, Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Doanh nghiệp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài thì phải lưu ý điều gì?

Theo Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì khi dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam được chuyển ra nước ngoài trong trường hợp Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài lập Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài và thực hiện các thủ gửi Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài.

Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, gồm:

- Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên chuyển dữ liệu và Bên tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

- Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách của Bên chuyển dữ liệu có liên quan tới việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam;

- Mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam sau khi được chuyển ra nước ngoài;

- Mô tả và làm rõ loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài;

- Mô tả và nêu rõ sự tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này, chi tiết các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó;

- Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 11 Nghị định này trên cơ sở biết rõ cơ chế phản hồi, khiếu nại khi có sự cố hoặc yêu cầu phát sinh;

- Có văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân chuyển và nhận dữ liệu cá nhân của Công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.

*Lưu ý:Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải luôn có sẵn để phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá của Bộ Công an

5. Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài có phải thông báo chi tiết liên lạc cá nhân phụ trách sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công không?

Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài như sau:

“Chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

...

Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài gửi 01 bản chính hồ sơ tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 06 tại Phụ lục của Nghị định này trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân.

4. Bên chuyển dữ liệu thông báo gửi Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) thông tin về việc chuyển dữ liệu và chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.

5. Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) đánh giá, yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài hoàn thiện Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và đúng quy định.

6. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài là 10 ngày kể từ ngày yêu cầu.

7. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ Công an quyết định việc kiểm tra chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài 01 lần/năm, trừ trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Nghị định này hoặc để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

8. Bộ Công an quyết định yêu cầu Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài trong trường hợp:

a) Khi phát hiện dữ liệu cá nhân được chuyển được sử dụng vào hoạt động vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài không chấp hành quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;

c) Để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.”

Như vậy, Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài phải thông báo gửi Bộ Công an thông tin về chi tiết liên lạc của tổ chức, cá nhân phụ trách bằng văn bản sau khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công.

6. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có yêu cầu của Bộ Công an là bao nhiêu ngày?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 25 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài, cụ thể như sau:

“6. Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài cập nhật, bổ sung Hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài khi có sự thay đổi về nội dung hồ sơ đã gửi cho Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định này. Thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài là 10 ngày kể từ ngày yêu cầu.”

Như vậy, thời gian hoàn thiện hồ sơ dành cho Bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài là 10 ngày kể từ ngày yêu cầu của Bộ Công an.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan