Hiện nay, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và chuyển giao bí mật kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng diễn ra rất phổ biến. Vậy Chuyển giao bí mật kinh doanh là gì? Chuyển giao bí mật kinh doanh có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề chuyển giao bí mật kinh doanh trong bài viết dưới đây.
Trong một nền kinh tế phát triển và hướng đến toàn cầu hóa, bí mật kinh doanh cũng là tài sản có giá trị ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nội tại của bản thân doanh nghiệp cũng như người tạo ra bí mật kinh doanh. Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và chuyển giao bí mật kinh doanh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, nhìn chung có thể thấy rằng các điều luật về bí mật kinh doanh hiện hành chưa quy định cụ thể các cách thức bảo vệ chi tiết và hành động cần phải làm để bảo vệ sự bí mật của thông tin kinh doanh và bí mật kinh doanh trong hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh.
II. Quy định pháp luậ t về chuyển giao bí mật kinh doanh
Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định:
Theo đó, chuyển giao bí mật kinh doanh là chuyển một số hoặc tất cả các thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Chuyển giao bí mật kinh doanh là việc thỏa thuận giữa các bên với nhau do đó, không bắt buộc phải thông báo hay đăng ký gì với cơ quan nhà nước.
Trong trường hợp có tranh chấp sau khi chuyển giao bí mật kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp sẽ dựa vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc soạn thảo và thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản liên quan đến bảo mật thông tin và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Theo khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
Theo đó, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của mình khi chuyển giao.
Chuyển giao bí mật kinh doanh là việc chủ sở hữu bí mật kinh doanh cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng bí mật kinh doanh thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Đối tượng chuyển giao ở đây là quyền sử dụng, bên nhận chuyển giao không có quyền sở hữu công nghiệp mà chỉ được phép sử dụng trong phạm vi chủ sở hữu công nghiệp cho phép.
Do đó, khi đã chuyển giao bí mật kinh doanh thì bên chuyển giao vẫn có quyền sở hữu đối với bí mật kinh doanh đó.
Hiện nay, pháp luật không quy định hợp đồng chuyển giao bí mật kinh doanh phải thể hiện dưới hình thức bằng văn bản.
Chuyển giao bí mật kinh doanh là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Đây là việc thỏa thuận giữa các bên với nhau. Do đó, chuyển giao bí mật kinh doanh không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về chuyển giao bí mật kinh doanh uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về chuyển giao bí mật kinh doanh. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về chuyển giao bí mật kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn