Hiện nay, việc chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp không còn là điều quá xa lạ hay mới mẻ với các doanh nghiệp. Do nhu cầu chuyển đổi hình thức kinh doanh, phát triển mở rộng hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh…dẫn đến có sự dịch chuyển dòng vốn giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp, không phải ai cũng hiểu rõ quy định của pháp luật để thực hiện một cách chuẩn chỉnh, tránh rủi ro không đáng có. Vì vậy, NPLAW sẽ hướng dẫn quý khách hàng chi tiết về trình tự thủ tục thực hiện theo quy định pháp luật hiện thông qua bài viết dưới đây.
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khu công nghiệp được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Chuyển nhượng là việc chuyển giao, nhượng lại quyền sở hữu hoặc sở hữu các loại tài sản hợp pháp, bao gồm bất động sản và động sản cho cá nhân, tổ chức nào đó theo thỏa thuận.
Chuyển nhượng dự án được coi là một trong những hoạt động đầu tư. Theo đó, chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp được hiểu là việc các nhà đầu tư của một dự án nào đó nằm trong phạm vi khu công nghiệp sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ dự án của bản thân cho nhà đầu tư khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng dự án.
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư 2020. Trường hợp là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46, Khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020, điều kiện chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp bao gồm:
Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư khi thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có). Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Quy trình chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp
- Đối với dự án thuộc một trong các trường hợp:
(i) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư;
(ii) Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành:
Bước 1: Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết của Ban Quản lý các khu công nghiệp
Bước 2: Ban Quản lý xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương của Ban Quản lý khu công nghiệp. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Ban Quản lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư 2020.
Bước 3: Các cơ quan được gửi hồ sơ có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Bước 4:
Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
Ban Quản lý trình UBND tỉnh xem xét, có ý kiến gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại điểm c và điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư 2020 (nếu có). Khi nhận được ý kiến của UBND cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư 2020.
Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh:
Ban Quản lý lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư 2020 trình UBND tỉnh.
Bước 5: Sau khi nhận được báo cáo, cơ quan quản lý có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ/ UBND tỉnh) xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bước 6:
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Khi chuyển nhượng dự án trong khu công nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:
thì thẩm quyền, thủ tục, điều kiện, hồ sơ cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án kinh doanh bất động sản thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Tại Điều 17 Nghị định 122/2020/NĐ-CP, hạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn