Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc không?

Hiện nay, nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng nhiều. Vậy Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc không? Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình là gì? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến hợp đồng lao động giúp việc gia đình hiện nay.

I. Nhu cầu lập hợp đồng lao động giúp việc gia đình

Hiện nay, nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng nhiều. Người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại. Theo Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. Trong trường hợp người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình thì có thể bị phạt cảnh cáo, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng lao động giúp việc gia đình

1. Hợp đồng lao động giúp việc gia đình là gì?

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

  •  Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Theo đó, hợp đồng lao động giúp việc gia đình được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (hộ gia đình) và người lao động (người giúp việc gia đình) về việc người lao động thực hiện công việc giúp việc gia đình cho người sử dụng lao động. Hợp đồng lao động giúp việc gia đình có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo vệ. 

2. Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với người giúp việc không?

Theo Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  • Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
  • Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

Theo đó, đối với những người lao động làm việc một cách thường xuyên các công việc trong gia đình (người giúp việc gia đình) thì người sử dụng lao động thì phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động này. Đây là trách nhiệm của cả hai bên.

3. Có cần đóng bảo hiểm cho người giúp việc khi đã ký hợp đồng không?

Theo quy định khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình: 

  • Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như Theo đó, người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình thì phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm.

4. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào?

Theo Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  • Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
  • Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.

5. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình là gì?

Căn cứ tại Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  • Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
  • Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
  • Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
  • Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng lao động giúp việc gia đình

1. Người giúp việc gia đình khi ký hợp đồng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Nếu không đóng thì có bị sao không?

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì Thuế thu nhập cá nhân là thuật ngữ dùng để chỉ một khoản tiền bắt buộc mà cá nhân có thu nhập phải nộp cho Nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân được tính trên tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân trong một kỳ tính thuế, sau khi đã được trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh.

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành thì người lao động không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo, các khoản miễn thuế.

Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì hành vi không quyết toán thuế thu nhập cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng tới 25.000.000 đồng.

 

2. Ngược đãi người giúp việc gia đình có bị phạt không?

Tại khoản 4, khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, hành vi ngược đãi người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75 triệu đồng.

3. Hợp đồng giúp việc gia đình chi tiết gồm những nội dung nào? Nội dung nào quan trọng nhất? Tại sao?

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động cụ thể như sau:

- Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Theo đó, hợp đồng lao động gia đình giúp việc phải có những nội dung chủ yếu nêu trên, ngoài ra các bên vẫn có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác trong hợp đồng nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc thỏa thuận các nội dung nêu trên hợp đồng là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động và cả người sử dụng lao động.

4. Người giúp việc gia đình làm hư hỏng tài sản thì có phải bồi thường không? Làm sao để biết căn cứ bồi thường?

Theo khoản 2 Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình, cụ thể như sau:

  • Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.

Theo đó, người lao động là người giúp việc gia đình làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động thì phải có nghĩa vụ bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người giúp việc gia đình làm hư hỏng tài sản khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

- Có hành vi xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người sử dụng lao động;

- Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, trong đó:

+ Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm tổn thất về tài sản mà không khắc phục được; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản bị xâm phạm.

+ Thiệt hại về tinh thần là tổn thất tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thể bị xâm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất đó.

5. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do?

Theo khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:

  • Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

Theo quy định trên thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.

6. Lao động giúp việc gia đình lấy đồ của chủ nhà thì bị xử lý như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản là phạt tiền từ 02 đến 03 triệu đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp người phạm tội là người nước ngoài thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là trục xuất.

Theo Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản thì Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý đối với hợp đồng lao động giúp việc gia đình

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hợp đồng lao động giúp việc gia đình uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hợp đồng lao động giúp việc gia đình. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về hợp đồng lao động giúp việc gia đình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan