CƠ SỞ SẢN XUẤT CAO SU THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Trên thế giới hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất cao su đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cao su cũng đem đến một lượng lớn chất thải công nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Để giải quyết vấn đề này, các quy định pháp luật về "Cơ sở sản xuất cao su" đã được ban hành và áp dụng để đảm bảo việc xử lý chất thải công nghiệp một cách an toàn và bền vững. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý bạn đọc tìm hiểu các quy định pháp luật về cơ sở sản xuất cao su.

I. Thực trạng về cơ sở sản xuất cao su hiện nay

Sản xuất và chế biến sản phẩm cao su xuất khẩu là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam. Hội nhập kinh tế đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành, như: mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su,… Từ đó, các cơ sở sản xuất cao su được các giới chủ trong và ngoài nước nhắm đến là ngành tiềm năng trong tương lai để đầu tư mang lại lợi nhuận lớn. Dẫn đến, việc thành lập các cơ sở sản xuất cao su tăng với mức độ nhanh chóng, tràn lan mà không đảm bảo cũng như đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định phải tuân theo. 

II. Các quy định liên quan đến cơ sở sản xuất cao su

1. Thế nào là cơ sở sản xuất cao su

Cơ sở sản xuất cao su là cơ sở chuyên chế biến cao su và sản xuất các sản phẩm từ cao su.Thủ tục, hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất cao su

2. Thủ tục, hồ sơ thành lập cơ sở sản xuất cao su

Để thành lập công ty sản xuất cao su thì các cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị trước các vấn đề sau đây:

- Chọn loại hình công ty: Tùy thuộc vào mục đích của chủ thể thành lập công ty mà công ty có thể lựa chọn các loại hình công ty sau: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần.

- Tên công ty: Tên công ty bao gồm hai thành tố là loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). 

- Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Ngành nghề kinh doanh: Công ty sản xuất cao su có thể lựa chọn một trong các mã ngành sau làm mã ngành kinh doanh chính:

  • 2013: Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh;
  • 2211: Sản xuất săm; lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su;
  • 2219: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;

và các mã ngành khác liên quan, theo định hướng của công ty để làm mã ngành bổ sung.

- Chuẩn bị vốn điều lệ: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngành sản xuất cao su không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của công ty và là căn cứ tính phí môn bài nên cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính cũng như định hướng phát triển sau này.

Trên cơ sở sự chuẩn bị đó, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được lựa chọn, hồ sơ thành lập công ty sản xuất cao su tương ứng:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với /thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

- Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự thực hiện

- Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, người thực hiện thủ tục tiến hành nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:

- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Nộp trực tuyến trên trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại phòng đăng ký kinh doanh khi nhận kết quả.

Kết quả:

- Nếu hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến cơ sở sản xuất cao su

1. Cơ quan nà o có thẩm quyền cấp phép thành lập cơ sở sản xuất cao su?

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể cho cơ sở sản xuất cao su được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP như sau:

- Nếu thành lập doanh nghiệp sản xuất cao su thì theo Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.

- Nếu thành lập hộ kinh doanh sản xuất cao su thì theo Điều 16 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.

Theo đó, tuỳ thuộc vào thuộc thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể sẽ thuộc thẩm quyền của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, tỉnh tương ứng.

2. Cơ sở sản xuất cao su có cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không?

Cơ sở sản xuất cao su có cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không, thì căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP:

“2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:

g) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;

...”

Như vậy, cơ sở sản xuất cao su phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được thải trong quá trình hoạt động, sản xuất.

3. Cơ sở sản xuất cao su không giấy phép có bị phạt không?

Căn cứ Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, thì:

“…

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này”.

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:Cơ sở sản xuất cao su không giấy phép có bị phạt không?

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

…”

Theo đó, cơ sở hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, hộ kinh doanh mà không có giấy phép sẽ bị phạt vi phạm hành chính và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.

4. Cơ sở sản xuất cao su có được nhập khẩu cao su không?

Căn cứ quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương, thì chỉ các loại hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu (Phụ lục I). Theo đó, pháp luật chỉ cấm nhập khẩu hàng hóa bằng cao su đã qua sử dụng.

Như vậy, cơ sở sản xuất cao su vẫn được nhập khẩu cao su.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến cơ  sở sản xuất cao su

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến cơ sở sản xuất cao su của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm tư vấn dày dặn, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến cơ sở sản xuất cao su. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan