Công ty xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều công ty núp bóng xuất khẩu lao động nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Vậy làm cách nào để tránh việc bị lừa đảo bởi công ty xuất khẩu lao động? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

I. Danh sách các công ty xuất khẩu lao động nổi tiếng hiện nay

+ Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực MD Việt Nam: được hình thành từ năm 2017 với đội ngũ nhân sự đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nói riêng và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản nói chung. Hướng tới mục tiêu trở thành “doanh nghiệp phái cử đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng”, MD Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực phái cử nhân lực, là nơi gửi gắm niềm tin của nhiều người lao động Việt Nam và đối tác Nhật Bản. Với những thành quả đã đạt được, Công ty MD Việt Nam xứng đáng là một công ty xuất khẩu lao động hàng đầu tại Việt Nam.

+ Công ty Cổ phần Nhân lực IPM Việt Nam: Ngay từ khi thành lập, ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các cán bộ nhân viên đã quyết tâm là sẽ xây dựng IPM Việt Nam trở thành chiếc cầu nối ngắn nhất, vững chắc nhất giữa các xí nghiệp, nghiệp đoàn Nhật Bản với người lao động Việt Nam. Với quyết tâm đó, bên cạnh đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm, Công ty xuất khẩu lao động IPM Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với 1 trung tâm đào tạo nghề và 1 trung tâm đào tạo tiếng nhằm đảm bảo việc ăn ở, yêu cầu đào tạo cho các bạn thực tập sinh.

+ Công ty cổ phần Nhân Lực TTC Việt Nam: Là một trong những công ty rất có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại thị trường Việt Nam. TTC Việt Nam luôn mong muốn đem lại cơ hội để mọi người có thể kiếm được những công việc ổn định. Qua đó có thể nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, cũng phát triển 5 trung tâm đào tạo để thực tập sinh có sự chuẩn bị tốt nhất trước và sau khi trúng tuyển đơn hàng.

+ Công ty Hogamex Sài Gòn: Đây là một địa chỉ mà tin chắc nhiều bạn đã từng nghe qua. Hogamex tự hào luôn là địa chỉ cung cấp nguồn lao động sang Nhật Bản chất lượng cao. Công ty cũng thường diễn ra rất nhiều những chương trình tuyển dụng thực tập sinh; tu nghiệp sinh;….với mức lương cực kỳ hấp dẫn trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: cơ khí; xây dựng; nông nghiệp;…

+ Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Giá Trị (SVIC): Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Giá Trị (SVIC) được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép đưa người sang nước ngoài làm việc từ năm 2014, hiện tại website vẫn tập trung nguồn lực phát triển thị trường đưa người lao động sang làm việc có thời hạn tại Nhật Bản

+ Công ty Cổ phần Thương mại Phát triển Kỹ thuật và Nhân lực Quốc tế (JVNET): Xuất thân là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, JVNET thành lập vào tháng 9/2005. Hơn 15 năm phát triển, JVNET tự hào là doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh đào tạo Kỹ sư, Thực tập sinh sang Nhật.

+ Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Hogamex: Hogamex mở ra nhiều cơ hội việc làm rõ rệt cho Thực tập sinh tại Nhật. Hogamex hỗ trợ tối đa cho người lao động có sự lựa chọn việc làm phù hợp nhất để phát triển trong và sau giai đoạn làm việc tại nước ngoài. Đến với Hogamex, người lao động không chỉ được tư vấn và đào tạo chuyên sâu về tiếng Nhật mà còn được đào tạo về các kỹ năng mềm, tay nghề.

+ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp – Hà Nội: Công ty Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội – HADICO là doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thị phần lớn nhất Việt Nam, với nhiều đơn hàng thi tuyển liên tục trong tháng. Số lượng Thực tập sinh trúng tuyển sang Nhật của công ty trung bình mỗi tháng từ 200 – 400 lao động. Nhờ lợi thế về kinh nghiệm HADICO sở hữu nhiều hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp lớn, có độ uy tín cao tại Nhật; đảm bảo tuyển dụng lao động tại Việt Nam mang tính lâu dài.

+ Công ty TNHH ESUHAI: Với mong muốn giúp người lao động chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, ESUHAI luôn đưa ra những lời khuyên bổ ích đến từ các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và nhiệt tình. Đến với ESUHAI, các Thực tập sinh đều phải trải qua thời gian đào tạo khoảng 1 năm tại Esuhai – Kaizen Yoshida School về tiếng Nhật, văn hóa và kỹ năng làm việc tại công ty Nhật. Đây được xem là thế mạnh của công ty dành cho các Thực tập sinh của mình.

Trên đây là danh sách một số công ty xuất khẩu lao động uy tín mà NPLaw đã tìm hiểu được. 

II. Cách để nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo

Có nhiều cách để nhận biết một công ty xuất khẩu lao động có phải là lừa đảo hay không, chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Công ty không có địa chỉ rõ ràng, không có giấy cấp phép của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Địa chỉ công ty không rõ ràng, bảng hiệu tạm bợ; địa chỉ một đằng nhưng khi nộp hồ sơ, phỏng vấn cũng là 1 trong những dấu hiệu mà người lao động cần cẩn thận. Nhiều khi đây chỉ là những "công ty ma" được dựng lên để lừa đảo người lao động, những người nhẹ dạ, với mong muốn đi nước ngoài làm việc.
  • Quảng cáo công việc lương “khủng”, không cần trình độ cao, mức phí rẻ: Các đối tượng lừa đảo có thể tư vấn những công việc với mức lương “khủng” nhưng không đòi hỏi trình độ đào tạo cao, mức phí lại rẻ để thu hút những người kém hiểu biết.
  • Không có biển hiệu kinh doanh rõ ràng: Nhiều công ty xuất khẩu lao động không biển bảng, không ghi địa chỉ cụ thể, văn phòng nhỏ hẹp. Đây rất có thể là dấu hiệu nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo hoặc là công ty năng lực kém.
  • Bắt nộp tiền chống trốn: Tiền chống trốn được hiểu là khoản tiền mà người lao động nộp cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động để cam kết về việc hoàn thành hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn nên đã không trả hoặc không trả đủ số tiền tiền này và lãi cho người lao động sau khi thực hiện xong hợp đồng. Không chỉ thế, vì số tiền chống trốn là khá lớn nên nhiều doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc.

  • Không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền: Khi đưa tiền cho công ty xuất khẩu lao động, người lao động cần hết sức chú ý bởi nếu không có giấy cam kết mức phí đã thông báo hoặc không làm giấy xác nhận khi nhận tiền, người lao động sẽ có nguy cơ mất trắng tiền.
  • Không có trung tâm đào tạo tiếng: Bất cứ công ty xuất khẩu lao động nào được Bộ lao động thương binh và xã hội cấp phép đưa người đi làm việc tại nước ngoài đều phải có trung tâm đào tạo tiếng cho người lao động. Nếu công ty không có trung tâm đào tạo tiếng hoặc phải đào tạo tiếng nhờ một doanh nghiệp nào đó thì có lẽ công ty đó là công ty lừa đảo.

III. Hướng dẫn tra cứu công ty xuất khẩu lao động uy tín

Để biết chính xác công ty dịch vụ xuất khẩu lao động có được cấp phép hoạt động hay không hoặc có đang bị thu hồi giấy phép hay không, người lao động có thể tra cứu theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập Website của Cục quản lý lao động ngoài nước. Hãy tra cứu theo đường link: http://dolab.gov.vn/New/Default.aspx
  • Bước 2: Chọn Doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà bạn muốn tìm kiếm
  • Tính đến tháng 4/2022, Việt Nam có 426 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
  • Bước 3: Chọn Danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
  • Bước 4: Nhập tên doanh nghiệp tại ô Nội dung tìm kiếm.

Gõ chính xác, đầy đủ và có dấu tên doanh nghiệp muốn tra cứu.

  • Bước 5: Bấm Tìm kiếm.

Hệ thống sẽ trả kết quả tự động:

- Nếu hệ thống trả kết quả về thông tin doanh nghiệp bao gồm tên giao dịch, điện thoại, địa chỉ, tình trạng hoạt động thì người lao động có thể yên tâm đây là công ty được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép.

- Nếu hệ thống không hiện kết quả tìm kiếm thì người lao động nên tránh xa công ty đó để tránh tiền mất tật mang vì họ không được cấp giấy phép hoạt động. 

IV. Trường hợp bị công ty xuất khẩu lao động lừa đảo cần làm gì?

Bước 1: Thu thập chứng cứ: Khi muốn trình báo lên cơ quan Công an về vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại phải đảm bảo có những chứng cứ dưới hình thức như sau:

  • Vật chứng: Công cụ, phượng tiện phạm tội và có mang dấu vết của người phạm tội hoặc có thể giúp giải quyết vụ án lừa đảo.
  • Lời trình bày, lời khai: Có thể là lời trình bày, lời khai của nhân chứng, của người tố giác, người có liên quan đến vụ án, người phạm tội,...
  • Dữ liệu điện tử: Là những chứng cứ từ các phương tiện điện tử như đoạn tin nhắn, quá trình giao dịch qua mạng, qua email,...
  • Kết luận giám định và định giá của tài sản: Là một văn bản do tổ chức, cơ quan giám định kết luận về những vật được yêu cầu giám định như vật chứng, giá của tài sản bị mất…
  • Biên bản trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
  • Kết quả được thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác.
  • Tài liệu, đồ vật khác.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố giác bao gồm:

  • Đơn trình báo;
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu  của người bị hại (bản sao có công chứng, chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao có công chứng, chứng thực)
  • Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,... có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

Bước 3: Tố giác đến cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan