COVER NHẠC CỦA NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG XIN PHÉP CÓ BỊ XỬ PHẠT?

Ngày nay, mạng xã hội càng ngày phát triển nên nhu cầu thư giãn của mỗi người lại tăng cao. Đặc biệt, không thể không nhắc đến sức ảnh hưởng của âm nhạc. Trào lưu cover lại những bài hát nổi tiếng diễn ra phổ biến trên các trang mạng xã hội. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về cover nhạc của người khác? Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu. 

COVER NHẠC CỦA NGƯỜI KHÁC MÀ KHÔNG XIN PHÉP CÓ BỊ XỬ PHẠTI. Thực trạng về cover nhạc của người khác

Hiện nay, tình trạng cover bài hát đăng lên mạng xã hội diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu quyền tác giả. Bởi một tác phẩm nghệ thuật là cả một quá trình sáng tạo, công sức lao động trí óc của tác giả và được pháp luật tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó. Chính vì vậy, mà không ít những ca sĩ khi cover tác phẩm mà chưa xin phép chủ sở hữu có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

II. Pháp luật quy định như thế nào về cover nhạc của người khác

Quy định pháp luật về việc cover nhạc của người khác như sau:

1. Cover nhạc của người khác là gì?

Cover nhạc của người khác được hiểu là việc một người hát lại một ca khúc đã có sẵn trước đó mà ca khúc đó được phát hành thương mại hoặc một ca khúc nổi tiếng trên thị trường âm nhạc. 

2. Có cần phải xin phép tác giả để cover của người khác không?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, trong đó có đề cập đến tác phẩm âm nhạc.

Sản phẩm của tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Cover bài hát được xem là làm tác phẩm phái sinh của tác phẩm gốc hoặc biểu diễn tác phẩm trước công chúng mà theo quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2022 quy định tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, khi cover lại ca khúc của người khác cần phải xin phép và có sự đồng ý của tác giả ca khúc đó. 

Có cần phải xin phép tác giả để cover của người khác không3. Những hành vi nào được xem là cover nhạc của người khác

Cover lại một bài hát có nghĩa là người cover sẽ sử dụng bản beat của bài hát gốc và hát lại trên nền nhạc đó. Hoặc với người cover, họ có thể thêm tài đánh đàn, piano biến tấu lại bài hát theo chất riêng của mình. Tuy nhiên, việc cover bài hát và phát lại trên thị trường thường xảy ra những rắc rối về bản quyền khi chưa có sự đồng ý của tác giả. 

III. Cover nhạc của người khác mà không xin phép chủ sở hữu có được xem là vi phạm bản quyền hay không?

Tác phẩm âm nhạc là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, theo điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) và Điều 15 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về quyền tài sản của quyền tác giả, có đề cập hành vi cover bài hát của người khác khi chưa xin phép là hành vi xâm phạm quyền tác giả về quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Trong trường hợp có sự chỉnh sửa, bổ sung để tác phẩm thêm đa dạng có thể được xem là vi phạm quyền làm tác phẩm phái sinh.

IV. Cover nhạc của người khác mà không xin phép chủ sở hữu bị xử lý hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, mức xử phạt cho hành vi này như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. 

Như vậy, cover nhạc của người khác mà không xin phép chủ sở hữu có được xem là vi phạm bản quyền. 

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về cover nhạc của người khác

1. Ai có quyền sở hữu bản quyền của một bài hát?

Theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022), chủ thể có quyền sở hữu bản quyền của một bài hát bao gồm: 

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: Khi người sáng tác ca khúc sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra bài hát thì sẽ có các quyền nhân thân.

Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả: Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả: Khi người sáng tác ca khúc được tổ chức mà họ đang làm việc, công tác giao nhiệm vụ sáng tác ca khúc hoặc người sáng tác ca khúc được yêu cầu sáng tác ra bài hát theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác.

Ai có quyền sở hữu bản quyền của một bài hát2. Khi cover nhạc của người khác có cần trả tiền để cover một bài hát không?

Theo khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định việc cover bài hát của người khác phải thực hiện xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, khi cover nhạc của người khác sẽ phải xin phép và trả tiền nhuận bút theo thoả thuận.

3. Những trường hợp nào có thể bị kiện vì cover bài hát của người khác?

Theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022) quy định những trường hợp nào có thể bị kiện vì cover bài hát của người khác như sau: 

- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

4. Xử phạt vi phạm khi cover nhạc của người khác như thế nào?

Đối với hành vi cover bài hát mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể bị xử phạt theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau: 

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi trên.

Trên đây là những thông tin xoay quanh việc Cover nhạc của người khác. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về việc Cover nhạc của người khác, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan