Tại Việt Nam việc sử dụng ngoại tệ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, trong thời đại hội nhập toàn cầu, việc giao thương, sản xuất - kinh doanh cũng như nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa trở nên sôi động, mạnh mẽ. Từ đó, vay tiền bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu trên ngày càng phổ biến. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến vay tiền bằng ngoại tệ qua bài viết dưới đây nhé!
Vay tiền bằng ngoại tệ ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại hội nhập toàn cầu. Các nước giao thương lành mạnh, việc kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng mạnh mẽ. Đi cùng với sự phát triển đó là việc lưu thông dòng tiền cũng có phần thay đổi, một trong số đó chính là vay tiền bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao thương giữa các nước, phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng tiền ngoại tệ. Từng có giai đoạn việc vay tiền bằng ngoại tệ gặp khó khăn. Tại trang Cổng thông tin điện tử Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính đăng tin ngày 11/04/2019, theo đó từ ngày 31/3/2019 các tổ chức tín dụng đã dừng cho vay ngắn hạn ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu phục vụ sản xuất - kinh doanh cho nhu cầu trong nước. Tiếp tục thực hiện việc thắt chặt cho vay ngoại tệ, nhằm chuyển từ quan hệ tiền gửi và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngày 30/9/2019 sẽ dừng luôn việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu trong trung và dài hạn. Các tổ chức tín dụng đã dừng cho vay ngắn hạn ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu phục vụ sản xuất - kinh doanh cho nhu cầu trong nước. Tiếp tục thực hiện việc thắt chặt cho vay ngoại tệ, nhằm chuyển từ quan hệ tiền gửi và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đến nay khi có văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN năm 2022 thì việc vay tiền bằng ngoại tệ vẫn được xem xét và thực hiện nếu đảm bảo các trường hợp và theo đúng thủ tục luật định.
Mặc dù hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về việc thực hiện các hoạt động cho vay bằng ngoại tệ tại Việt Nam.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn tại điều khoản này.
Việc vay tiền bằng ngoại tệ ngày càng phổ biến bởi ở Việt Nam hiện nay đối với các nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày một phát triển. Tình hình giao thương với các nước láng giềng, ngành xuất nhập khẩu cũng phát triển nhanh chóng hơn. Rất nhiều giao dịch trong quan hệ làm ăn, buôn bán, cho vay giữa các cá nhân hiện nay, bên cạnh tiền đồng Việt Nam thì ngoại tệ (nhất là đồng USD) thường được các bên sử dụng làm phương tiện thanh toán, trao đổi. Theo đó mà các nhu cầu về vay vốn cũng ngày một nhiều lên, đặc biệt là vay tiền bằng ngoại tệ ngày càng phổ biến hơn.
Dưới đây là một số quy định pháp luật về vay tiền bằng ngoại tệ.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN năm 2019 quy định về các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn trong các trường hợp sau:
Khi vay tiền bằng ngoại tệ thì phải thuộc các trường hợp được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cho vay bằng ngoại tệ. Có thể tham khảo mục 1 Phần III bài viết này.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điều kiện khi vay tiền bằng ngoại tệ sẽ khác nhau như:
Trình tự, thủ tục để được vay tiền bằng ngoại tệ được quy định Điều 4 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN năm 2019, cụ thể:
Bước 1: Nộp Văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ);
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đề nghị
Thực hiện Căn cứ quy định tại các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, diễn biến thị trường ngoại hối, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, các quy định tại Thông tư này và nội dung văn bản đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn tối đa 30 ngày (ba mươi) làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Dưới đây giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến vay tiền bằng ngoại tệ.
Tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN năm 2019 không có trường hợp vay tiền bằng ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau.
Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi năm 2013 quy định như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Căn cứ quy định trên, hợp đồng vay tiền này nếu thực hiện hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì không được thỏa thuận số tiền vay bằng ngoại tệ.
Đồng thời, căn cứ Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;…”
Như vậy, pháp luật không cho phép vay tiền bằng ngoại tệ giữa các cá nhân nên hợp đồng cho vay tiền của bạn sẽ không được công chứng vì vi phạm điều cấm được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 nêu trên.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN quy định như sau:
“a) Khách hàng vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng loại ngoại tệ khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan;”
Theo đó, vay bằng loại ngoại tệ nào phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng loại ngoại tệ đó. Trường hợp vay tiền bằng ngoại tệ mà trả bằng tiền Việt Nam thì cần thỏa thuận và thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Vay tiền bằng ngoại tệ trái pháp luật có thể bị xử phạt theo khoản 4 và khoản 7 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ trường hợp quy định tại các điểm g khoản 3, điểm d, g khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
c) Không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.…”
Căn cứ quy định trên, vay tiền bằng ngoại tệ trái pháp luật có thể bị xử phạt ít nhất 30.000.000 đồng và cao nhất là 200.000.000 đồng.
Pháp luật hiện hành chưa có nhiều quy định chi tiết hướng dẫn các vấn đề pháp lý liên quan đến vay tiền bằng ngoại tệ. Do đó, việc tìm kiếm một đơn vị tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý đó là cần thiết.
Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn có thể liên hệ NPLAW, bạn có thể gặp gỡ trực tiếp hoặc được tư vấn qua hotline, qua email và hỗ trợ tốt nhất, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, các vướng mắc pháp lý mà bạn không thể giải quyết được, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn