CÙNG NPLAW TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU RA NƯỚC NGOÀI NHÉ

Hiện nay, nhiều thương hiệu nổi tiếng bị kẻ gian sử dụng tên tuổi của mình để lừa đảo, lợi dụng gây ảnh hưởng đến thương hiệu, thậm chí là làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn, sử dụng nhầm sản phẩm tương tự nhưng kém chất lượng dẫn đến quay lưng với chính thương hiệu đó. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết, không chỉ trong nước mà đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài ngày càng phổ biến, hãy cùng NPLAW tham khảo bài viết dưới đây nhé!

 I. Thực trạng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài hiện nay

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu đồng nghĩa với việc không xác định quyền sở hữu của bản thân với thương hiệu đó và không được pháp luật bảo vệ. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. 

Thực trạng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài hiện nay

Hiện nay, với sự hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế mạnh mẽ, các doanh nghiệp hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ sang nước ngoài. Và một trong những bước đầu để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên những thị trường khó tính này chính là đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu từ Việt Nam ra nước ngoài. Từ nhu cầu trên, hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới.

 

II. Quy định pháp luật về đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài sẽ thực hiện theo hệ thống Madrid, được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Việt Nam đã tham gia Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của cả hai văn kiện trên.

 Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là gì?

1. Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ không đưa ra định nghĩa cụ thể đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là gì nhưng dựa trên các quy định của Luật có thể hiểu đơn giản rằng đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là một thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác lập quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu đó.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối nhãn hiệu được được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

 

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài gồm:

  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
  • Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp – Bản sao công chứng (nếu là tổ chức).
  • Hộ chiếu – Bản sao công chứng (nếu là cá nhân).
  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

 

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thủ tục không bắt buộc)

  • Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu quốc tế dưới hình thức này thì nên thực hiện tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu để có thể tránh được rủi ro khi đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị từ chối do tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước.
  • Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và đảm bảo nhãn hiệu của mình không tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu đã được bảo hộ tại từng nước thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ nộp đơn 

Người nộp đơn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, đơn đăng ký phải đáp ứng theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1969. Quý độc giả có thể tham khảo mục 2 Phần II bài viết này.

 

Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.

 

Bước 4: Giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Nếu WIPO nhận được đơn đăng ký trong thời hạn không quá 2 tháng kể từ ngày nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày nộp đơn quốc tế được tính là ngày nộp đơn tại Việt Nam. Trường hợp quá 2 tháng, ngày nhận đơn tại Văn phòng quốc tế được tính là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
  • WIPO sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn, nếu hợp lệ đơn sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác và công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, đơn đăng ký sẽ được gửi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên được chỉ định bảo hộ; đồng thời ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 12 tháng (theo Thỏa ước) hoặc 18 tháng (theo Nghị định thư) để các quốc gia đó xem xét. Nếu quá thời hạn nêu trên mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu mặc nhiên được coi là có hiệu lực ở các quốc gia đó.

 

4. Thời hạn bảo hộ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1969 quy định:

“Điều 6. Thời hạn hiệu lực của Đăng ký quốc tế; Tính phụ thuộc và tính độc lập của Đăng ký quốc tế

(1) Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 10 năm, có thể gia hạn theo các điều kiện quy định tại Điều 7.”

Theo đó, thời hạn bảo hộ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài là 10 năm và có thể gia hạn thêm.

 

III. Giải đáp một số câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Dưới đây giải đáp một số câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài.

Giải đáp một số câu hỏi về đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

1. Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài không?

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, căn cứ vào khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 quy định việc đăng ký hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu đó. 

 

2. Vi phạm về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định xử phạt về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng. 

Đối với một số hành vi tại khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP thì mức phạt không vượt quá 250.000.000 đồng.

Ngoài ra còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung như đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng. Và một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; Buộc tiêu hủy tang vật; Buộc thay đổi tên doanh nghiệp; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm….theo khoản 16, khoản 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

 

3. Chi phí đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa năm 1969 quy định:

“2) Để đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế phải nộp trước khoản phí quốc tế, bao gồm:

(a) phí cơ bản;

(ii) phụ phí cho mỗi nhóm của phân loại hàng hóa quốc tế trong đó có hàng hóa, dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu, tính từ nhóm thứ ba trở lên;

(iii) phí bổ sung đối với mỗi yêu cầu mở rộng lãnh thổ bảo hộ theo quy định tại Điều 3ter.”

Như vậy, Chi phí đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài gồm:

- Phí cơ bản

- Phí bổ sung cho mỗi Bên tham gia được chỉ định;

- Phí tăng thêm cho mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá ba nhóm.

 

IV. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những công ty luật uy tín cung cấp dịch  vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài. Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú về các quy định liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan