Cùng NPLAW tìm hiểu về đơn dự thầu

Trong hoạt động đấu thầu, đơn dự thầu đóng vai trò quan trọng như một lời cam kết của bên dự thầu về việc tham gia và thực hiện dự án theo các điều kiện mà bên mời thầu đặt ra. Đây không chỉ là văn bản pháp lý thể hiện năng lực và uy tín của nhà đầu tư mà còn là cơ sở để bên mời thầu đánh giá, lựa chọn đối tác phù hợp. Tuy nhiên, việc soạn thảo, nộp và xử lý đơn dự thầu cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp lệ và hạn chế bị từ chối. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm, mục đích, nội dung và các quy định pháp luật liên quan đến đơn dự thầu, đồng thời giải đáp một số câu hỏi thực tế về vấn đề này.

Sau đây, kính mời quý độc giả hãy cùng Nplaw tìm các vấn đề liên quan đến đơn dự thầu nhé!

I. Tìm hiểu về đơn dự thầu

1. Đơn dự thầu là gì?

Đơn dự thầu do bên đại diện nhà đầu tư gửi bên mời thầu với nguyện vọng được tham dự thầu thực hiện một dự án trong xây dựng. Đây là văn bản chuẩn và quan trọng trong hồ sơ dự thầu. Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn việc lập hồ sơ mời thầu thiết kế, mời quý độc giả tham khảo mẫu sau:

a. Đối với nhà thầu không có đề xuất giảm giá trong đơn

Sau đây là mẫu đơn dự thầu được áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng

 

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___[ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với Bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu](3).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNT của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ___(4)ngày, kể từ ngày ___tháng ___năm___(5).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (6)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]




 

Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật nêu trong HSDT.

(4) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

(5) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 22.1 CDNT.

(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Mục 3 CDNT.

 

b. Đối với nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn

 

ĐƠN DỰ THẦU(1)

(áp dụng trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá trong đơn dự thầu)

Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]

Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]

Tên dự án: [ghi tên dự án]

Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]

Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]

Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___ [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu___[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với Bảng tổng hợp giá dự kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với số tiền giảm giá là: ___[ghi giá trị giảm giá bằng số, bằng chữ và đồng tiền].

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: ___[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền](3)

Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các công việc theo yêu cầu của gói thầu](4).

Chúng tôi cam kết:

1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.

2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.

3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.

Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 - CDNT của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian_____ (5)ngày, kể từ ngày___tháng___năm___(6).

 

 

Đại diện hợp pháp của nhà thầu (7)
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]



Ghi chú:

(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.

(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

(3) Ghi rõ giảm giá cho toàn bộ gói thầu hay giảm giá cho một hoặc nhiều công việc, hạng mục nào đó (nêu rõ công việc, hạng mục được giảm giá).

(4) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật nêu trong HSDT.

(5) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.

(6) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 22.1 CDNT.

(7) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Mục 3 CDNT.

Trên đây là mẫu văn bản pháp lý quan trọng cần phải có trong hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Điều này được quy định tại khoản 22, khoản 23, Điều 4 Luật đấu thầu 2023 giải thích về hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu như sau:

“22. Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, đàm phán giá, bao gồm các yêu cầu cho gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất.

23. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” 

Như vậy, đơn dự thầu là một trong số các tài liệu cần thiết được chuẩn bị trong bộ hồ sơ dự thầu của bên dự thầu.

2. Mục đích của đơn dự thầu?

Đơn dự thầu đóng vai trò quan trọng trong quy trình đấu thầu xây dựng, với nhiều mục đích cụ thể. Trước hết, đây là tài liệu chính thức thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý để bên mời thầu xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của nhà thầu với các yêu cầu dự án. 

Ngoài ra, đơn dự thầu còn là phương tiện để nhà thầu chứng minh năng lực, kinh nghiệm và sự cam kết trong việc thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật và thỏa thuận đấu thầu. Hơn nữa, sự minh bạch và công bằng trong quy trình đấu thầu được đảm bảo thông qua việc cung cấp thông tin rõ ràng, trung thực và đầy đủ trong đơn dự thầu. Vì vậy, đơn dự thầu không chỉ là yếu tố cần thiết để bên dự thầu tham gia đấu thầu mà còn là công cụ góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch và chính xác trong việc lựa chọn nhà thầu phù hợp.

II. Quy định pháp luật về đơn dự thầu

1. Đơn dự thầu gồm những nội dung gì?

Dựa vào mẫu đơn dự thầu đã được cung cấp tại mục I.1 bài viết này, có thể thấy đơn dự thầu là một phần quan trọng trong hồ sơ dự thầu và cần bao gồm các nội dung chính để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên mời thầu. Theo đó, đơn dự thầu thường bao gồm:

(i) Thông tin cơ bản về nhà thầu: Bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên lạc và đại diện hợp pháp của nhà thầu.

(ii) Cam kết thực hiện gói thầu: Nhà thầu thể hiện cam kết thực hiện gói thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bao gồm nội dung công việc, thời gian hoàn thành và tiêu chuẩn chất lượng.

(iii) Giá dự thầu: Thông tin chi tiết về giá thầu, bao gồm tổng giá trị và các hạng mục chi tiết, được trình bày rõ ràng, chính xác.

(iv) Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu: Cam kết về thời gian hiệu lực của giá thầu và các điều khoản trong hồ sơ dự thầu, thường tuân theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

(v) Cam kết pháp lý: Nhà thầu xác nhận rằng thông tin cung cấp là chính xác, không vi phạm pháp luật và đồng ý chịu trách nhiệm pháp lý nếu có sai sót hoặc gian lận.

(vi) Chữ ký và con dấu: Đơn dự thầu phải được ký bởi người đại diện hợp pháp của nhà thầu và đóng dấu (nếu có) để đảm bảo tính pháp lý.

Những nội dung này giúp đơn dự thầu thể hiện đầy đủ thông tin cần thiết, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và yêu cầu từ bên mời thầu.

2. Trường hợp nào không cần phải có đơn dự thầu?

Theo khoản 1, 2 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm đơn dự thầu, là bước đầu tiên trong quy trình lựa chọn nhà thầu. Một bộ hồ sơ dự thầu hợp lệ phải đáp ứng các tiêu chí cụ thể, bao gồm việc đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên và đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Thời điểm ký đơn dự thầu phải sau thời gian phát hành hồ sơ mời thầu để đảm bảo tuân thủ trình tự pháp lý.

Đơn dự thầu không được phép đề xuất nhiều giá khác nhau hoặc kèm theo các điều kiện bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải được ký bởi đại diện hợp pháp của từng thành viên hoặc thành viên được ủy quyền theo thỏa thuận liên danh. Nếu hồ sơ dự thầu không có đơn dự thầu, hoặc đơn dự thầu không tuân thủ các quy định trên, nhà thầu sẽ bị loại khỏi quá trình xét thầu.

Những yêu cầu này nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế trong quá trình đấu thầu, đồng thời giúp bên mời thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm phù hợp nhất.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến đơn dự thầu

1. Đơn dự thầu trong hồ sơ dự thầu do phó giám đốc đơn vị ký tên thì có được xem là hợp lệ hay không?

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực. Theo đó, đơn dự thầu hợp lệ là đơn được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu theo yêu cầu của bên mời thầu.

 

Trường hợp đơn dự thầu do phó giám đốc của nhà thầu ký là được phép nhưng phải theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. 

2. Đơn dự thầu bị từ chối khi nào?

Theo khoản 1, 2 Điều 17 Luật đấu thầu 2023 quy định về các trường hợp hủy thầu như sau:

(i) Các hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu;

(ii) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

(iii) Thay đổi quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư kinh doanh vì lý do bất khả kháng, làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành

(iv) Hồ sơ không tuân thủ quy định của Luật đấu thầu, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

(v) Bên trúng thầu thực hiện các hành bị cấm của Luật đấu thầu (Điều 16 Luật đấu thầu 2023

(vi) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà bên trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

(vii) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến hủy thầu theo quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 và các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 17 Luật đấu thầu 2023 phải đền bù chi phí cho các bên liên quan

IV. Vấn đề thực hiện và soạn thảo đơn dự thầu có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Việc thực hiện và soạn thảo đơn dự thầu là một quá trình đòi hỏi sự chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu từ hồ sơ mời thầu. Do đó, liên hệ với luật sư là một giải pháp hữu ích để đảm bảo quyền lợi và tăng khả năng thành công trong quá trình đấu thầu.

Để biết thêm chi tiết và được tư vấn pháp lý cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến đơn dự thầu.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan