TÌM HIỂU VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO THƯƠNG NHÂN LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC

 

 

I. Tìm hiểu về giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc

1. Giấy phép kinh doanh cho thương nhân là gì? Có được cấp phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc không?

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 

Giấy phép kinh doanh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành nghề nhất định. Đối với thương nhân nước ngoài, giấy phép này đảm bảo họ hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy phép kinh doanh cho thương nhân là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Mục I Hướng dẫn 98/STM-QLTM năm 2007 về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân kinh doanh là người Trung Quốc quy định đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh: “Là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh người Trung Quốc sang kinh doanh tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh”. Như vậy, thương nhân là người trung quốc có thể được cấp phép kinh doanh tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

2. Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

(i) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

(ii) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

(iii) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

(i) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

(ii) Đáp ứng tiêu chí sau:

  •  Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

  •  Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

- Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP

- Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

(i) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;

(ii) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

  • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

  • Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

(iii) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó

II. Quy định pháp luật về xin giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc

1. Quy định về cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc mới nhất hiện nay

Theo quy định pháp luật hiện hành, thương nhân Trung Quốc muốn kinh doanh tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định về đầu tư và thương mại dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thương nhân trung quốc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Sau khi có IRC, nhà đầu tư tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) để chính thức hoạt động kinh doanh. 

Ngoài ra, nếu thương nhân trung quốc thuộc đối tượng và điều kiện kinh doanh cho thương nhân kinh doanh là người Trung Quốc tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu thì sẽ được quy định tại Mục I Hướng dẫn 98/STM-QLTM năm 2007 về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân kinh doanh là người Trung Quốc tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu do Sở Thương mại ban hành.

2. Thủ tục để cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc

Quy trình cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân trung quốc được quy định tại Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Thương nhân trung quốc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy phép kinh doanh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi thương nhân đặt trụ sở chính tại Việt Nam có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ để cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh với thương nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài, khi thương nhân trung quốc có nhu cầu kinh doanh có thể thực hiện và chuẩn bị các hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

 

TÊN DOANH NGHIỆP


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh/thành phố …………………….

I. Thông tin về doanh nghiệp:

  1. Tên doanh nghiệp: ..........................................................................................................
    Mã số doanh nghiệp: ..........................................................................................................
    Địa chỉ trụ sở chính: ...........................................................................................................
    Điện thoại: …………………. Fax: ……………… Email: …………………… Website:..........
    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ..............................................................
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số... do... cấp đăng ký lần đầu ngày... tháng... năm...; cấp đăng ký thay đổi lần thứ1... ngày... tháng... năm....

  2. Vốn điều lệ (ghi bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):.....
    ..............................................................................................................................................

  3. Vốn đầu tư cho Dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có) (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài):
    .............................................................................................................................................

  4. Ngành nghề kinh doanh:................................................................................................

  5. Mục tiêu của dự án đầu tư:............................................................................................

  6. Thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập:

    • Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là tổ chức:

      • Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………
      • Nơi đăng ký thành lập: …………………………………………………………………………….
      • Tỷ lệ vốn góp/cổ phần:......................................................................................................
      • Ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh chính:...........................................................................
    • Chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là cá nhân:

      • Họ và tên: ……………………………………………………. Quốc tịch:..............................
      • Tỷ lệ góp vốn/cổ phần: .....................................................................................................

II. Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với nội dung sau:

  1. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (Liệt kê từng hoạt động đề nghị được cấp phép theo khoản 1 Điều 3 Nghị định này):

    • ..........................................................................................................................................
  2. Các đề xuất khác (nếu có):

    • ..........................................................................................................................................

III. Doanh nghiệp cam kết:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Đơn và Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép kinh doanh và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Các tài liệu gửi kèm:

  1. …;
  2. …;
  3. …;

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)


  1. Ghi đăng ký thay đổi lần gần nhất.
  2. Ghi ngành nghề kinh doanh theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  3. Ghi mục tiêu của từng dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp có nhiều dự án thì lập phụ lục.
  4. Trường hợp có nhiều thành viên thì lập phụ lục.

 

- Bản giải trình có nội dung:

+ Giải trình về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP (mục 1);

+ Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh;

+ Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

+ Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

III. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến xin giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc

1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Thương mại 2005 quy định về thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về việc quản lý để cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc.

2. Thương nhân trung quốc có được phép kinh doanh tại cửa khẩu không?

Thương nhân trung quốc được phép kinh doanh tại cửa khẩu theo khoản 1 Điều 5 Quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định 22/2008/QĐ-BCT. Theo đó, để được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, thương nhân cần đáp ứng điều kiện của điểm c khoản 2 Điều 5 Quyết định 22/2008/QĐ-BCT như sau:

“Thương nhân là cá nhân kinh doanh có quốc tịch của nước có chung biên giới, có giấy chứng minh thư biên giới, hoặc giấy thông hành biên giới, hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới”. 

Như vậy, thương nhân trung quốc cần phải có một trong các giấy tờ theo quy định như:

(i) Chứng minh thư biên giới

(ii) Giấy thông hành biên giới

(iii) Hộ chiếu

(iv) Hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật nước có chung biên giới.

IV. Vấn đề xin giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Thương nhân trung quốc khi xin giấy phép kinh doanh tại Việt Nam nên liên hệ với luật sư để đảm bảo tuân thủ pháp luật, tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro. Luật sư sẽ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tư vấn mô hình doanh nghiệp phù hợp và làm việc với cơ quan quản lý. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện liên quan đến giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc, bao gồm:

  • Tư vấn về quy định pháp lý và điều kiện để được giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc.

  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc.

  • Tư vấn các giải pháp xử lý khi phát sinh tranh chấp hoặc vi phạm trong quá trình kinh doanh.

Để biết thêm chi tiết và được tư vấn pháp lý cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép kinh doanh cho thương nhân là người trung quốc. 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan