Hiện nay, với nhịp sống hối hả, bận rộn với cuộc sống mưu sinh để kiếm tiền, đã khiến nhiều người nhất là các bạn trẻ có xu hướng lựa chọn những mặt hàng đóng gói sẵn làm bữa ăn của mình. Vì khi sử dụng hàng hóa đóng gói sẵn vừa tiện lợi, nhanh, tiết kiệm được thời gian khi phải nấu một bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, việc này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nên được nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Vậy hiện nay, pháp luật có quy định như thế nào về hàng đóng gói sẵn? Việc sản xuất hàng đóng gói sẵn phải đáp ứng những điều kiện gì để hoạt động, hãy cùng NPLAW tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
Thực trạng sản xuất hàng đóng gói sẵn hiện nay như thế nào?Xã hội càng phát triển thì thực phẩm đóng gói sẵn càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm, là sự lựa chọn hàng đầu đối với một số đối tượng.
Thực trạng sản xuất hàng đóng gói sẵn hiện nay như thế nào?
Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, nhiều mặt hàng từ thiết yếu đến các mặt hàng chuyên dùng đều được lưu thông ở dạng hàng hóa đóng gói sẵn. Chính vì thế, mà nhiều cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn ngày càng nhiều và phát triển, mở rộng quy mô. Có thể thấy, đây là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì hàng đóng gói sẵn là hàng hóa được định lượng theo đơn vị đo khối lượng, thể tích, diện tích, chiều dài hoặc số đếm, được đóng gói và ghi định lượng trên nhãn hàng hóa mà không có sự chứng kiến của bên mua.
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN, mục 3 Công văn 1694/TĐC-ĐL thì hàng đóng gói sẵn được phân loại thành 2 nhóm:
- Hàng đóng gói sẵn nhóm 1 hiện nay bao gồ m tất cả hàng đóng gói sẵn sản xuất, nhập khẩu, lưu thông buôn bán trên thị trường không thuộc trường nhóm 2.
Các loại hàng đóng gói sẵn?
- Hàng đóng gói sẵn nhóm 2 là hàng đóng gói sẵn có số lượng lớn lưu thông trên thị trường hoặc có giá trị lớn, có khả năng gây tranh chấp, khiếu kiện về đo lường giữa các bên trong mua bán, thanh toán, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, môi trường thuộc Danh mục hàng đóng gói sẵn nhóm 2 quy định tại Điều 6 của Thông tư 21/2014/TT-BKHCN.
Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc các hoạt động sản xuất, sang bao hoặc chai, đóng gói tại Việt Nam.
Như vậy, việc sản xuất hàng đóng gói sẵn có thể hiểu là một hoặc các hoạt động sản xuất, sang bao hoặc chai, đóng gói tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì để hoạt động sản xuất hàng đóng gói sẵn phải đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
Điều kiện hoạt động sản xuất hàng đóng gói sẵn
+ Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác về biện pháp kiểm soát về đo lường.
+ Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường.
+ Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
+ Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận có thẩm quyền được cơ sở thuê thực hiện).
Theo quy định tại Điều 39 Luật Đo lường 2011 thì cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng đóng gói sẵn có các quyền sau đây:
+ Công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 1;
+ Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng đóng gói sẵn có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn
+ Thông báo với khách hàng, người tiêu dùng điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
+ Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;
+ Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện 02 năm một lần. Ngoài kiểm tra theo định kỳ thì còn có thể kiểm tra đột xuất trong năm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì việc hủy bỏ công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Cơ sở vi phạm nghiêm trọng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn;
- Cơ sở có văn bản thông báo hủy bỏ công bố gửi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở đăng ký hoạt động;
- Cơ sở bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có trách nhiệm chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan, người có thẩm quyền.
Nếu cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có hành vi chống đối việc kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì đã vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm của cơ sở sản xuất. Và căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN thì khi cơ sở sản xuất có hành vi chống đối việc kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì tổng cục sẽ thực hiện hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của cơ sở.
Sản xuất kinh doanh thực phẩm được đánh giá là lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng và ổn định. Bởi vì ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người mỗi ngày và cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cho nên, khi thành lập cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn hoặc các vấn đề pháp lý khác liên quan đến sản xuất hàng đóng gói sẵn nên tìm đến Luật sư để được tư vấn, hỗ trợ và có được giải pháp hiệu quả nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn