Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Khi tham gia vào các giao dịch, việc bảo đảm thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ là một điều vô cùng cần thiết, giúp hạn chế những hành vi vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch. Thực tế hiện nay việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất diễn ra rất phổ biến. Vậy, đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như thế nào? 

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2022/NĐ-CP: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký)”.

Có thể hiểu, đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cập nhật việc bên bảo đảm sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình và/hoặc người khác với bên nhận bảo đảm.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm:

  • Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
  • Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
  • Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
  • Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bên bảo đảm có thể đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

2. Trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Trình tự, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký được nộp thông qua các hình thức sau: Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; hoặc qua thư điện tử.

Bước 2: Nhận kết quả

  • Hồ sơ hợp lệ: 

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp bằng bản giấy thì người tiếp nhận ghi vào Sổ tiếp nhận, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; 

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến: phản hồi tự động xác nhận về việc tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

  • Hồ sơ bị từ chối đăng ký nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

 

Theo Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

  • Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. 
  • Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, thời hạn giải quyết đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không quá 05 ngày làm việc.

Thời hạn giải quyết đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

III. Một số thắc mắc về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của cơ quan đăng ký như sau: “Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 Nghị định này”.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.

Theo khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 22 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền đề nghị cơ quan đăng ký đã cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện cấp bản sao văn bản chứng nhận.

Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký được thực hiện theo cách thức quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực đất đai. Tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai, đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết vụ việc.

Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ NPLaw theo thông tin dưới đây:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp