Quyền tác giả là một trong những quyền cơ bản và quan trọng đối với một tác phẩm. Quyền tác giả phát sinh ngay từ khi tác phẩm được s Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005áng tạo ra mà không phụ thuộc vào việc tác giả có đăng ký bảo hộ hay không. Tuy nhiên, vẫn cần thiết thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả để bảo vệ tác phẩm trước hành vi xâm phạm. Vậy đăng ký quyền tác giả ở đâu? Trình tự, thủ tục đăng ký như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu nhé!
Ở nước ta hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng chưa thật sự được chú trọng. Mọi người thoải mái đọc, xem và nghe những sản phẩm chưa được mua bản quyền. Rất nhiều trường hợp vi phạm nhưng chưa được xử lý một cách triệt để, thời gian xử lý kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền của người bị xâm hại, ý thức và hiểu biết của người dân về sở hữu trí tuệ thấp dẫn đến việc ngang nhiên sử dụng mà không có sự cho phép của người có quyền. Có nhiều tranh chấp phát sinh từ quyền tác giả đã xảy ra như một hồi chuông cảnh báo đối với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì: “Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan”.
Đăng ký quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người.
Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra; tác giả hoặc chủ sở hữu chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, đối tượng được đăng ký quyền tác giả là:
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm sân khấu;
+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh;
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm trên chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
- Các tác phẩm và tác phẩm phái sinh nêu trê n được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mà mình đã tạo ra, tác giả sẽ được đảm bảo một số quyền lợi:
- Đảm bảo cho tác giả chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, lạm dụng, xuyên tạc tác phẩm đó.
- Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với việc tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép tác phẩm thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Trường hợp có tranh chấp xảy ra, tác giả hoặc chủ sở hữu thông qua Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (theo Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022).
Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký quyền tác giả sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu.
- 02 bản sao của tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn đăng ký quyền tác giả: 01 bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật, 01 bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi cấp giấy chứng nhận
Riêng những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì có thể thay thế bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả bằng ảnh chụp không gian ba chiều (Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
- Giấy ủy quyền: Chỉ nộp nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền, trên giấy ủy quyền phải có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Văn bản đồng ý của các tác giả nếu tác phẩm đăng ký có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tới cơ quan đăng ký
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho đến khi ra quyết định cuối cùng
Căn cứ Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ, hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thuộc thẩm quyền của Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật.
Theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ về Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A1 Chương I Phần II Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 có hướng dẫn về thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì khi có yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, các chủ thể có thể đến:
- Cục Bản quyền tác giả,
- Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh,
- Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, các chủ thể này có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến các địa chỉ trên hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục I Phần I Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL năm 2022 như sau:
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả, áp dụng đối với các loại hình tác phẩm dưới đây: Mức thu: 50.000 đồng/Giấy chứng nhận.
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả, áp dụng đối với các loại hình tác phẩm dưới đây: Mức thu: 150.000 đồng/Giấy chứng nhận.
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả, áp dụng đối với các loại hình tác phẩm dưới đây: Mức thu: 200.000 đồng/Giấy chứng nhận.
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả, áp dụng đối với các loại hình tác phẩm dưới đây: Mức thu: 250.000 đồng/Giấy chứng nhận.
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
- Phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 300.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) hiện có cung cấp dịch vụ tư vấn về đăng ký quyền tác giả. Quý Khách hàng có mong muốn được đăng ký vui lòng liên hệ với NPLaw để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn về các thủ tục. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, NPLaw hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng và uy tín đến với Quý Khách hàng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký quyền tác giả. Để biết thêm các thông tin liên quan đến thủ tục đăng ký quyền tác giả có thể liên hệ với Hãng luật NPLaw để nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng và chi phí hợp lý.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn