ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG CÙNG NPLAW

Mục lục Ẩn

  1. I. Thực trạng đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện nay
  2. II. Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào?
  3. III. Quy định pháp luật đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    1. 1. Điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    2. 2. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    3. 3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
  4. IV. Giải đáp thắc mắc liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
    1. 1. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao nhiêu?
    2. 2. Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở đâu?
    3. 3. Vi phạm về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xử lý như thế nào?
    4. 4. Ai được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?
    5. 5. Trường hợp nào không được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
  5. V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Đăng ký bản quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có sự xâm phạm và là cơ sở chứng minh thời điểm phát sinh quyền. Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các thủ tục cần thiết và phổ biến hiện nay. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu qua bài viết này nhé!

 

I. Thực trạng đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện nay

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đôi khi được nhắc đến như là một tác phẩm mang tính thiết thực. Những lĩnh vực của các thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, nghệ thuật về mặt trang trí và về mặt ứng dụng đều được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ngược lại những bức tượng hoặc bức tranh không có khía cạnh ứng dụng hoặc hữu ích chỉ được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm nghệ thuật thông thường.

Thực trạng đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện nay

Đăng ký bản quyền tác giả nhằm đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm.

Nếu tác giả phát hiện có người sử dụng trái phép tác phẩm của mình, tác giả có thể yêu cầu người sử dụng đó ngừng sử dụng và có thể đòi bồi thường thiệt hại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả.

Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Giống như các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được pháp luật bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định hiện hành.

 

II. Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định:

“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”

Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung  bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

Đồng thời tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định:

“8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.”

Như vậy từ những căn cứ trên có thể hiểu đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là đăng ký bảo hộ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm  được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

III. Quy định pháp luật đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Dưới đây là một số quy định pháp luật liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. 

Quy định pháp luật đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Để đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải đảm bảo điều kiện tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP cụ thể:

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện:

  • Dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật
  • Không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng
  • Không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 43 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì trong hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bản sao tác phẩm phải được thể hiện rõ ràng trên khổ giấy A4 thể hiện đúng bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm;
  • Trường hợp tác phẩm có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
  • Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

2. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Quy trình đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Có thể tham khảo mục 3 Phần III Bài viết này.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo khoản 8 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả được nộp theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Theo Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả người nộp hồ sơ. 

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

 

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

IV. Giải đáp thắc mắc liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Dưới đây giải đáp một số thắc mắc liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Giải đáp thắc mắc liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

1. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 400.000 đồng theo mục 3 khoản 1 Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.

 

2. Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở đâu?

Theo khoản 8 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký quyền tác giả được nộp theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

3. Vi phạm về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xử lý như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xử lý như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả khi có quyết định hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với hành vi quy định tại quy định trên.

 

4. Ai được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?

Theo Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định:

“Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

 

5. Trường hợp nào không được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể các trường hợp không được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Tuy nhiên, để được đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải đảm bảo điều kiện tại khoản 8 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP. 

Về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

 

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú là một trong những công ty luật uy tín cung cấp dịch  vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Bằng sự am hiểu nhất định, kinh nghiệm phong phú về các quy định liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. 

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, liên hệ ngay với NPLAW theo thông tin sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan